THƯ XUÂN GỬI CÁC NHÀ LÃNH
ĐẠO DÂN TỘC HÔM QUA, HÔM NAY VÀ NGÀY MAI.
Thiện
Ý
Hôm
nay Mùng 3 Tết Âm lịch năm Mậu Tuất, nhằm ngày 18-2-2018 Dương lịch, với tư
cách một quốc dân Việt Nam (tức công dân
của Tổ Quốc Việt Nam) đang sống tha hương nơi đất khách quê người, xin gửi
đến các nhà lãnh đạo dân tộc hôm qua, hôm nay và ngày mai những dòng tâm huyết
sau đây.
* HÔM QUA.
Đó
là những nhà lãnh đạo hai chế độ chính trị đối nghịch trên hai miền Bắc-Nam
Việt Nam, trong cuộc chiến tranh “Cốt
nhục tương tàn” vừa qua (1954-1975) hiện còn sống. Người viết kính nhờ các
vị lãnh đạo này, bên Việt Cộng chuyển lại các đồng chí lãnh đạo hàng đầu “Đảng và nhà nước ta” ở Miền Bắc cùng
thời đã khuất, như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Trinh, Phạm Văn Đồng... khi nào
nhắm mắt lìa đời để cùng gặp lại Quốc Tổ Karl Marx- Lenine ; hay bên Việt quốc
chuyển lại các lãnh đạo hàng đầu “Quốc
gia Việt Nam Cộng Hòa” ở Miền Nam cùng thời đã khuất, như Ngô Đình Diệm,
Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương, Dương Văn Minh…sau khi nhắm mắt lìa đời cùng
gặp lại Quốc Tổ Hùng Vương.
Thưa
Quý vị,
Hôm
qua, trong thời kỳ “nội chiến Quốc-Cộng”
trong bối cảnh “cuộc chiến tranh ý thức
hệ toàn cầu” giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, hình thành sau
Thế Chiến II. Lúc đó chúng tôi còn là một thanh niên như bao thanh niên cùng
thế hệ, tràn đầy năng lực, sức sống, ôm ấp nhiều hoài bão ước mơ tốt đẹp cho
tương lai bản thân, gia đình, cũng như cho đất nước và dân tộc. Thế nhưng năng
lực, sức sống tràn đầy ấy của chúng tôi đã chẳng góp phần làm được điều gì có
lợi theo hoài bão ước mơ của mình, ngoài việc chịu sự lãnh đạo của Quý vị, lao
vào một cuộc chiến sát hại anh em cùng màu da sắc máu, phá hoại đất nước, dưới
sự lèo lái của ngoại bang, nhân danh những lý tưởng bánh vẽ cao đẹp !
Trong
thời gian này, vào thời điểm cuộc hòa đàm Paris khởi sự ít lâu, cá nhân chúng
tôi đã tự cho phép mình, nhân danh thế hệ thanh niên Việt Nam trên cả hai miền,
trong một Thư Ngỏ gửi các nhà lãnh đạo hai Miền Bắc-Nam, đăng trên Nội san Sinh
viên Tiến bộ Luật khoa, dưới bút hiệu Mai Hương. Trong thư chúng tôi đã tha thiết kêu gọi các nhà lãnh đạo hai
Miền
Bắc- Nam “Nhân cơ may lịch sử này, cùng nhau tìm ra một giải pháp
phù hợp với thực trạng Đất nước và nương theo ý đồ quốc tế có lợi nhất cho dân
tộc Việt Nam,
để chấm dứt sự đổ máu vô ích cho thế hệ thanh niên chúng tôi trên cả hai Miền
Bắc-Nam…”.
Trong
thư chúng tôi đã dùng biểu tượng hai con tầu Bắc – Nam cùng đi về một bến,
trong một giả định rằng tất cả quý vị lãnh đạo hai miền đang lèo lái hai con
tầu ấy, đều có chung lòng yêu nước, tình tự dân tộc, đều có thiện chí muốn đưa
dân tộc đến bến vinh quang.Thế nhưng, vì hai con tầu mang hai nhãn hiệu đối
nghịch: Bắc URSS (Liên Xô và phe Xã hội
Chủ nghĩa) và Nam USA (Hoa Kỳ và phe
tư bản chủ nghĩa),đã đi theo hai chiều trái ngược nhau, tạo phản lực, tạo chấn
động gây thương hoặc tử vong cho những hành khách bất đắc dĩ trên hai con tầu
ấy là chúng tôi (thanh niên Việt Nam phải
buộc cầm súng chém giết anh em) và nhân dân cùng dòng giống Lạc Việt nạn
nhân trên hai miền đất nước.
Lúc
ấy, chúng tôi đã mạo muội đề nghị, nếu quý vị không thể cùng nhau tìm ra được
con đường chung tốt hơn cho dân tộc, thì xin tạm thời đường ai nấy đi, để chờ
cơ may thống nhât Đất nước một cách hòa bình. Trong khi chờ đợi cơ may ấy, quý
vị cố găng khai thác triệt để mâu thuẫn quốc tế (Chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa Cộng sản và Tư bản)nhận viện
trợ kinh tế tài chánh để phát triển đất nước theo mô hình chính trị, xã hội lý
tưởng của mình (Cộng sản chủ nghĩa và Quốc gia chủ nghĩa)thay vì nhận vũ khí
đạn dược làm chiến tranh sát hại lẫn nhau, tàn phá đất nước, giết hại dân mình,
làm lợi cho ngoại bang. Đồng thời, vận dụng mọi thuận lợi hai bên cùng thể nghiệm hai mô hình chế độ
chính trị (Xã Hội Chủ Nghĩa chuyên chính
và Cộng hòa dân chủ tự do) để trong tương lai khi có điều kiện nhân dân hai
miền sẽ lựa chọn bằng phương thức dân chủ (lá
phiếu ) mô hình chế độ chính trị nào thích dụng, khả thi, có lợi cho dân
cho nước nhất.
Tiếc
răng lời kêu gọi và những đề nghị chân thành thể hiện ước muốn chung của tuyệt
đại đa số nhân dân Việt Nam
thời bấy giờ đã không được các nhà lãnh đạo hai miền Bắc-Nam mảy may quan tâm;
chỉ là tiếng kêu lạc lõng trong sa mạc, bị nhận chìm trong tiếng bom gào đạn
thét. Vì giải pháp khác đã được ngoại bang sắp xếp và áp đặt. Vì sự vâng phục,
lòng háo thắng, đam mê quyền lực và quyền lợi cá nhân và tập đoàn thống trị đã
che lấp sự khôn ngoan, hủy diệt lòng yêu nước của chính quý vị. Vì quý vị đã
đặt quyền lợi cá nhân và tập đoàn thống trị trên quyền lợi dân tộc, đất nước và
nhân dân…
* HÔM NAY.
Đó
là những người cộng sản Việt Nam lãnh đạo chế độ chính trị trên cả nước ,
sau khi dùng bạo lực cưỡng chiếm được
Miền Nam vào ngày 30-4-1975, đưa cả nước tiên lên “Chủ nghĩa xã hội”. Tính đến nay đã là 43 năm rồi (1975-2018), mà xã hội chủ nghĩa như lời
người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói, thì vẫn hoài nghi là không biết
đết hết Thế Kỷ 21 này có được xã hội chủ nghĩa hay chưa!
Thưa Quý vị,
Chỉ
vài năm sau sống dưới chế độ mới, chúng tôi đã suy luận và hiểu được phần nào
nội dung thế chiến lược quốc tế mới và ý đồ của các thế lực khuynh đảo quốc tế.
Năm 1977 chúng tôi đã viết một cách cô đọng tài liệu “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược
Toàn Cầu Mới Của Các Cường Quốc Cực” dày khoảng 30 trang đánh máy, phổ
biến hạn chế trong các thân hữu. Năm 1977 khi tham gia Mặt Trận Nhân Quyền Việt
Nam tôi đã viết lại tài liệu này và có ý
định bí mật gửi đến các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đương thời.Người đầu tiên
tôi đã gửi tới là cố Tổng Bí đảng CSVN Lê Duẩn, qua Bs. N.T.T (hiện ở Canada) đưa cho người bạn thiếu
thời ở quê hương Quảng Trị là Lê Hãn, tốt nghiệp kỹ sư ngành hàng không ở Liên
Xô, khi đó là Trung tá binh chủng không quân , Trưởng Nam của T.B.T Lê Duẩn, để
chuyển đến tận tay thân phụ ông. Sau khi
bị công an chế độ bắt cầm tù đã yêu cầu tôi viết lại tài liệu này. Năm 1992 đến
Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ba năm sau, chúng tôi đã triển khai tài liệu
trên thành tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”,
dày 500 trang và phát hành tại Houston
vào dịp 30-4-1995 (1); trong đó
chúng tôi một lần nữa khẳng định:Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế, chẳng phải là
thắng lợi của phe này (phe xã hội chủ nghĩa và Việt cộng) đối với phe kia (Phe tư bản chủ nghĩa và Việt quốc), mà chỉ là vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường
quốc cực mà thôi. Bởi vì:
“…Nhớ lại, sau ngày 30-4-1975, những người Việt Nam cộng sản đã tỏ
ra kiêu hãnh và tự hào rằng cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc đã là một đại
thắng cho họ, vì đã làm được công việc “đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở
rộng trận địa cho chủ nghĩa xã hội, đảo lộn được chiến lược tòan cầu của đế
quốc Mỹ…”(2).
Thế nhưng đến nay, dù không nói ra, thực tế và các tài
liệu mật của các phe tham chiến dần dần được giải mật, đã “giác ngộ và phản tỉnh” những người Việt nam Cộng sản, giúp họ hiểu
rằng, chính “đế quốc Mỹ và các thế lực
phản động quốc tế” đã tiêu diệt được trận địa chủ nghĩa xã hội, chủ động
dập tắt cuộc chiến tranh Việt Nam nói riêng, chiến tranh Ðông Dương và các cuộc
chiến tranh cục bộ khác trên thế giới
nói chung, là do yêu cầu của một thế chiến lược quốc tế mới, là nỗ lực chung
của các cường quốc nhằm thiết lập “một
nền trật tự quốc tế mới” hay là “Một
hệ thống kinh tế thế giới mới” (Chiến
lược toàn cầu hiện nay)
Vì sao những người Việt Nam Cộng sản “Giác ngộ và phản tỉnh” được như vậy?- Chính là do các sự kiện thực
tế diễn ra trong những năm tháng sau cuộc chiến. Việt Nam
Thật vậy, khởi đầu quá trình thời gian, ngay khi cuộc chiến tranh
Việt Nam kết thúc, đã có một số người Việt nam cộng sản có trình độ nhận thức
lưu ý đến sự kết thúc chiến tranh không
được bình thường. Trong thâm tâm những người Việt Nam Cộng sản này đã có
những suy nghĩ cùng chiều với một số đông người Việt Nam không cộng sản có tâm hồn lạc
quan và tầm nhìn chiến lược. Suy nghĩ
rằng: Nếu việc kết thúc chiến tranh Việt Nam quả là một thắng lợi của “phe xã
hội chủ nghĩa” thì tình hình Việt Nam phải biến chuyển khác hơn thực tế kể từ
sau ngày 30-4-1975. Thực tế logique phải là phe xã hội chủ nghĩa , cụ thể
là các cường quốc cộng sản hàng đầu như Liên Xô, Trung Quốc, phải tìm mọi cách
và dồn mọi nỗ lực chi viện tối đa cho chế độ cộng sản Việt Nam vượt qua những
khó khăn hậu chiến, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển đến cường thịnh.
Ðể làm gì? – Ðể phát huy thắng lợi Việt Nam nhằm lôi kéo, mời chào
các nước nghèo đói, chậm tiến trong vùng, rằng hãy noi gương Việt Nam, lao vào “một
cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng dân tộc. . .”để đạt
mục tiêu lật đổ các chính quyền tư sản, xóa bỏ “các chế độ người bóc lột người”
để thay thế bằng các chế độ “Xã hội chủ nghĩa”; Rằng hãy theo
gương Việt Nam, để trong “Chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải
phóng” sẽ được trợ giúp tối đa vũ khí, lương thực để đánh thắng các “chính
quyền phản động”; và sau chiến tranh cũng sẽ được Liên Xô, Trung Quốc
và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác viện trợ ồ ạt, vô điều kiện trong tinh
thần “quốc
tế vô sản”, để cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng vô sản trên tòan thế
giới, xây dựng “một xã hội xã hội chủ nghĩa” tại mỗi nước, tiến tới xã hội viên
mãn tòan cầu “thiên đường Cộng sản”
trong viễn tưởng ?!?
Thế nhưng thực tế trên đã
không xẩy ra mà chỉ thấy các hiện tượng trái chiều….” (3)
Từ
những nhận thức trên, chúng tôi viết:
“ Tôi tha thiết kêu gọi
những người đang theo con đường chống cộng một chiều cần suy nghĩ lại, bởi vì
không có ai thương người Việt Nam
bằng chính người Việt Nam.
“Tôi cũng khẩn thiết kêu gọi
những người đang miệt mài xây dựng một “Thiên đường Cộng sản” trên đất nước này
cần xét lại. Bởi vì biên giới quốc gia muôn đời vẫn là cái giới hạn, trong đó
quyền lợi của các dân tộc sống chung phải được bảo vệ trên hết và trước hết.
“Vì chỉ đứng trên lập trường dân tộc, dưới ánh sáng chủ nghĩa yêu
nước, chúng ta mới có thể tìm ra được con đường đúng nhất,có lợi nhất cho dân
tộc Việt Nam, phù hợp với ý nguyện của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, chứ
không phải tham vọng của những người cầm quyền…” (4)
Và hướng đến tương lai,
chúng tôi xác tín rằng: “…Chỉ trong khung
cảnh một chế độ xây dựng trên nền tảng “Nhất nguyên dân tộc” mới thống nhất
được toàn lực quốc gia, để xây dựng và phát triển toàn diện đất nước đến phú
cường và văn minh tiến bộ theo kịp đà
tiến hóa chung của nhân loại…”(5)
Thế rồi, những nhận thức và lời kêu gọi trên của chúng tôi được biểu tỏ đầu tiên, rất sớm khi còn ở trong
nước đã được trả lời bằng 3 năm “tù cải
tạo”, với cái tội danh “Phản động”
như nhà cầm quyền Việt cộng thường gán cho hàng ngàn những tù nhân khác chống
chế độ bị bắt giam, đầy ải, hành hình chỉ vì đã có lời nói, hành động thể hiện
lòng yêu nước, thiết tha với tiền đồ dân tộc.
Mặc
dầu bị đối xử bất công như vậy, nay đang phải sống lưu vong nơi đất khách quê
người ở cái tuổi “gần đất xa trời” rồi, mà lòng luôn hướng về Tổ Quốc Việt Nam
thân yêu, bằng thiện chí và lòng chân thành,qua lá Thư Xuân này, một lần nữa tôi kêu gọi tất cả quý vị đang lãnh
đạo dất nước, hãy lợi dụng những nhân tố thuận lợi trong “chiến lược toàn cầu mới” của các cường quốc cực, để đưa đất nước
tiến lên, tạo thế lực bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước họa
ngọai xâm.
Ước
mong rằng một số nhận thức, suy tư và ý kiến đề nghị, nhất là “Giải pháp toàn cuộc cho vấn đề tương lai
Việt Nam” với tiến trình “Ba bước
đến nền Dân chủ Nhất nguyên Dân tộc” mà chúng tôi thử đề nghị, sẽ được quý
vị quan tâm và có hành động mở đường cho các thế hệ lãnh đạo dân tộc ở tương
lai.(6)
Nếu
quý vị lãnh đạo đất nước hôm nay, ngoan cố tiếp tục con đường hiện tại là độc
quyền thống trị,vì quyền lợi của một tập đoàn thống trị, sẽ đắc tội với Tổ
Quốc; Và chúng tôi, những người đã và đang kiên trì đấu tranh cho mục tiêu dân
chủ hóa đất nước, sẽ không có sự chọn lựa nào khác, là tiếp tục đẩy mạnh đấu
tranh bằng mọi cách cho đến khi thành đạt một nền dân chủ đích thực cho quốc
dân Việt Nam…
*NGÀY MAI.
Đó
là những vị lãnh đạo dân tộc ở tương lai, trong một đất nước hậu cộng sản. Lúc
đó chúng tôi tin là nhân dân ta đã có tự do, dân chủ và đất nước ta đã có điều
kiện phát triển toàn diện đến phú cường và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời
đại.Đó chính là Mùa Xuân Dân Tộc.
Thưa
Quý vị,
Từ
vị trí người dân bình thường, nhưng thiết tưởng mọi con dân Việt Nam
cũng phải chia sẻ phần nào trách nhiệm trong quá khứ trước lịch sử dân tộc.
Nhưng chúng tôi mong rằng trong tương lai khi nắm quyền lãnh đạo dân tộc và đất
nước,Quý vị đừng oán hận mà hãy cảm thông cho thế hệ cha anh khi để lại quá
nhiều hệ lụy, khiến Quý vị phải hao tổn nhiều công sức khắc phục, sửa sai, xây
đắp, tài bồi.
Vì
sự thực, thế hệ chúng tôi dù có lòng yêu nước đến đâu, song đã bất lực và là
nạn nhân của lịch sử. Chúng tôi chẳng có gì để lại cho các thế hệ mai sau, ngoài tấm dư đồ rách nát và những
kinh nghiệm đau thương của các thế hệ cha anh trong một đất nước hết nô lệ thực
dân cũ (Đế quốc Pháp…) đến lệ thuộc
chế độ thực dân mới của “Đế quốc Đỏ”
(cộng sản Nga-Tàu) và “Đế quốc Trắng” (tư bản Hoa Kỳ và đồng minh) trong cuộc chiến tranh “Nồi da sáo thịt” vừa qua.Và giờ đây,
sau 43 năm kết thúc cuộc chiến, hơn 90 triệu nhân dân ta vẫn phải sống dưới ách
chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN, bị tước đoạt các nhân quyền và dân quyền
cơ bản, vẫn còn lệ thuộc nặng nề đế quốc Đỏ Trung cộng và lệ thuộc toàn diện
hơn nhiều so với thời kỳ làm công cụ chiến tranh cho các đế quốc Đỏ Nga-Tàu;
họa mất nước đang là mối âu lo chung của toàn dân Việt. Đồng thời, sự suy đồi
toàn diện do những đường lối, chủ trương, chính sách cai trị sai lầm của đảng
và nhà đương quyền Việt Nam
cũng để lại hậu quả nặng nề để cho các
nhà đạo dân tộc tương lai. Sau cùng, kinh nghiệm lớn nhất mà chúng tôi muốn lưu
ý Quý vị lãnh đạo dân tộc tương lai là ý đồ ngoại bang thời nào, lúc nào cũng
muốn phân hóa, nô lệ hóa dân tộc ta để dễ bế khuynh loát và thủ lợi. Và vì vậy, yêu cầu đoàn kết
thống nhất các dân tộc sống chung trên giải giang sơn gấm vóc từ Ải Nam Quan
đến Mũi Cà Mau, phải luôn được quốc dân Việt Nam quan tâm, củng cố và bảo vệ
hàng đầu.
Ước
mong Mua Xuân Dân tộc sớm trở thành hiện thực trên dất nước Việt Nam
thân yêu của chúng ta.
Thiện
Ý
Mùng
3 Tết Xuân Mậu Tuất 2018
Ghi chú:
(1).Xin
vào trang Web của Câu Lạc Bộ Luật Khoa Viêt Nam: luatkhoavietnam.com, Mục “Diễn Đàn”, Tiểu mục “Tác
giả tác phẩm” để đọc toàn tập tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”
(VNTTCLQTM) của Thiện Ý. Tiểu mục “Phỏng vấn –Thuyết trình” để nghe Đài VOA
phỏng vấn tác giả Thiện Ý khi ra mắt sách lần đầu năm 1995 tại Houston, TX, Hoa
Kỳ.
(2)
Lịch sử Việt Nam (1945-1975) Nhà xuất bản
Giáo Dục-1987, trang 187
(3)
(4), (5) và (6) trích từ “VNTTCLQTM”.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.