Tuesday, December 31, 2013

Cái chết của một danh tướng QÐND Việt Nam còn nhiều tranh cãi



Cái chết của một danh tướng QÐND Việt Nam còn nhiều tranh cãi

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một danh tướng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vừa nằm xuống hôm mùng 4 tháng 10 năm 2013 vừa qua tại Hà Nội, hưởng đại thọ 103 tuổi. Cái chết này đã đưa đến những phản ứng trái ngược trước công luận người Việt Nam trong và ngoài nước.

Phản ứng này có lẽ là hệ quả tất nhiên của một cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam, đã kéo dài trong nhiều thập niên qua và vẫn đang còn tiếp tục.

Những người theo ý thức hệ Cộng sản thì ca ngợi Tướng Võ Nguyên Giáp như là một người yêu nước, vì xuất  thân là một trí thức tiểu tư sản (tốt nghiệp Trường Luật, giáo sư sử học tư thục Thăng Long ở Hà Nội…) ,do thúc đẩy của lòng yêu nước đã rời bỏ tương lai tươi sáng trước mặt, vào bưng biền tham gia kháng chiến chống chế độ thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc.

Nhưng người quốc gia thì cho rằng cũng như nhiều người thanh niên khác,Võ Nguyễn Giáp lúc đầu tham gia kháng chiến có thể là do thúc đẩy của lòng yêu nước thật, nhưng sau đó trở thành một người Cộng sản thì mất bản sắc dân tộc, tham gia kháng chiến để giành “thuộc địa kiểu mới” cho các  đế quốc đỏ Nga-Tầu, mở mang bờ cõi cho quốc tế Cộng sản, áp đặt chế độ Cộng sản trên đất nước, trái với ý nguyện của nhân dân.

Người Cộng sản ca ngợi Tướng Giáp như là một “thiên tài quân sự” vì dù không được đào tạo từ một trường quân sự nào, cấp bậc khởi đầu binh nghiệp đã là một Đại tướng vào năm 37 tuổi do lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam là Ông Hồ Chí Minh phong cho năm 1948 và chỉ huy võn vẹn chỉ có 34 người trong “Đội Võ Trang Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân” lúc ban đầu. Thế nhưng trong cuộc đời binh nghiệp Tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo được nhiều chiến công hiển hách vang dội toàn cầu, được nhiều người   viết sách ca ngợi và các danh tướng đối phương cũng phải ngưỡng phục.
  
Nhưng theo người Việt quốc gia thì tất cả chỉ là huyền thoại do đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra, đạo diễn như một kịch bản khiến nhiều người dân trong nước cũng như những người ngoại quốc thiếu am tường về tổ chức, hoạt động và thủ đoạn chính trị của đảng CSVN lầm tưởng mà ca ngợi, ngưỡng phục, và thương tiếc trước sự ra đi của Tướng Giáp. Sự tạo ra huyền thoại, thần thánh hóa các lãnh tụ cộng sản vì lợi ích chính trị cũng như tạo ra các nhân vật anh hùng điển hình trong chiến tranh để thúc đẩy chiến binh liều chết hy sinh cho sự nghiệp của đảng Cộng sản chỉ là chuyện thường tình trong thế giới Cộng sản thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Tướng Giáp không là ngoại lệ. Thực chất cũng như thực tế, những chiến công được khoác cho Tướng Giáp là chiến cộng của tập thể, của những người lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN như các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh và Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ là người được phân công cá nhân thực hiện, tập thể lãnh đạo hay chỉ đạo (Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung Ương đảng…).

Nhưng người Việt quốc gia cho rằng những chiến thắng được coi là do tài điều binh khiển tướng của Tướng Giáp chỉ là “Chiến thắng biểu kiến” (hay giả tạo). Chẳng hạn trong những chiến thắng được coi là công trang của Tướng Giáp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) người thực sự chỉ huy các trận đánh lớn không phải là Giáp mà là các tướng Trung Cộng. Căn cứ trên những tài liệu quốc tế và trong nước được giải mật sau này, thì chiến dịch Điện Biên Phủ được thực hiện theo kế hoạch tác chiến của một Tướng Trung Cộng cố vấn là Vy Quốc Thanh đề ra, được Ông Hồ và Bộ Chính trị Đảng CSVN chọn thông qua ngày 6-12-1953 và phân công, chỉ đạo cho Tướng Giáp thực hiện. Đồng thời, “Chiến thắng Điện Biên Phủ” cũng không là phải là nhân tố quyết định buộc Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam. Vì xu thế giải thực sau Thế Chiến Thứ Hai đã buộc các nước đế quốc sớm muộn phải trao trả độc lập cho nhân dân các thuộc địa.

Kế đó, thời kỳ chiến tranh Quốc-Cộng được người Cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” để ‘giải phóng Miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước”(1954-1975). Các cuộc tấn công quân sự lớn được coi là “chiến thắng” do công đầu của Tướng Giáp như: Từ “Cuộc Tổng tiến Công và Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 1968” trên khắp đô thị Miền Nam , qua chiến dịch Xuân-Hè 1972 vào mùa Hè đỏ lửa 1972, đến  “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”, được nói là do chính Tướng Giáp là tổng chỉ huy.

     Nhưng người Việt quốc gia thì kết án những công trạng của Tướng Giáp như   là những tội ác cá nhân góp vào tội ác chung của đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra cho dân tộc và đất nước. Chẳng hạn để có cái gọi là “Cuộc Tổng Tấn Công và Tổng Nổi Dậy Mậu Thân 1968 thắng lợi”(!?!) chính Tướng Giáp là tổng chỉ huy chiến dịch, dưới sự chỉ đạo của các lãnh tụ hàng đầu đảng CSVN. Trong chiến dịch này Tướng Giáp và đảng CSVN đã sát hại hàng vạn sinh linh quân dân người Việt Nam của cả hai miền Nam-Bắc giữa những ngày Xuân của dân tộc.Để thực hiện chiến dịch Xuân - Hè 1972 trong mùa hè đỏ lửa, Tướng Giáp đã xua quân vào vùng phi quân sự, pháo kích bừa bãi vào hàng chục ngàn thường dân đang tìm đường chốn chậy  giao tranh, sát hại nhiều thường dân vô tội tạo nên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ở Miền Trung. Sau cùng, để có cái gọi là “Đại Thắng Mùa Xuân 1975”, chính Tướng Gíáp được giao trách nhiệm tổng chỉ huy “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” dưới chế độ độc tài toàn trị Cộng sản áp đặt trên cả nước.

Giờ đây sau 38 năm thống nhất đất nước, Tướng Võ Nguyên Giáp ra người thiên cổ. Nhưng những công trạng của Tướng Giáp góp phần tạo ra chế độ độc tài toàn trị Cộng sản tại Việt Nam vẫn còn đó. Chế độ này đã làm gì, lợi hại cho dân cho nước và có lúc đã đối xử tàn tệ với chính ông một công thần như thế nào, lúc sinh tiền ắt cũng đã biết. Tướng Giáp có lên tiếng bầy tỏ thái độ phản kháng với cường độ yếu ớt như hơi thở thoi thóp của một người già yếu ở độ tuổi bách niên, chẳng có tác dụng thay đổi được gì, nên dường như đảng và nhà cầm quyền chế độ đương thời tại Việt Nam cũng chẳng hề quan tâm.

Việc đánh giá Tướng Võ Nguyên Giáp có là ngưòi yêu nước, có thực là một “thiên tài quân sự” hay chỉ là huyền thoại; có là anh hùng dân tộc hay là một tội đồ dân tộc; có công hay có tội với nhân dân, dân tộc và đất nước, hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi, bất đồng là hệ quả tất nhiên của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc - Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa chấm dứt. Vì vậy, để có sự đánh giá tương đối chính xác, toàn diện, công bằng về cá nhân Tướng Võ Nguyên Giáp, có lẽ người ta cần chờ đợi thêm thời gian cho lịch sử sang trang, để các nhà viết chính sử Việt Nam có đủ yếu tố khách quan làm công việc chuyên môn của mình.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 


Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.

NHẬN ĐỊNH LẠC QUAN VỀ TÌNH HÌNH SYRIA SẮP TRỞ THÀNH HIỆN THỰC.



NHẬN ĐỊNH LẠC QUAN VỀ TÌNH HÌNH SYRIA SẮP TRỞ THÀNH HIỆN THỰC.
Thiện Ý
         Trong bài nhận định ngày 8-9-2013 vừa qua dưới nhan đề “Liệu Hoa Kỳ có đơn phương trừng phạt chính quyền Syria hay không”, chúng tôi đã lần lượt trình bầy và phân tích  “Những yếu tính cho một quyết định trừng phạt Syria có chính nghĩa”(Tính chính đáng, chính danh, hợp pháp) và kết quả chưa ngã ngũ,còn nhiều bấp bênh của những nỗ lực vận động quốc nội (Lưỡng viện Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ) cũng như quốc tế (Các chính phủ và công luận thế giới…) của Tổng Thống Barack Obama và các nhân vật trong nội các có trách nhiệm như như Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry, Bộ Trưởng Quốc Phòng Chudk Hagel và Chủ Tịch Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ Tướng Martin Dempsey, nhằm tìm hậu thuẫn cho một quyết định trừng phạt Syria bằng biện pháp quân sự.
     Sau khi trình bầy và phân tích các chủ điểm như trên, chúng tôi đã nêu câu hỏi Trong những ngày tới đây, câu hỏi được đặt ra là, nếu Hội Đồng Bảo An LHQ không thông qua được nghị quyết cho phép trừng phạt Syria (gần như là chắc chắn không thể), liệu Hoa Kỳ có đơn phương hay liên kết với Pháp và một số nước đồng minh khác sử dụng biện pháp quân sự trừng phạt Syria hay không?”. Chúng tôi đã đưa ra  ba căn cứ mà Tổng Thống Obama có thể lựa chọn quyết định trừng phạt hay không trừng phạt Syria:
-         Nếu được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ hậu thuẫn mạnh mẽ  với đa số tuyệt đối thông qua một nghị quyết cho phép trừng phạt Syria có giới hạn và được đa số nhân dân Hoa Kỳ ủng hộ.
-          Nếu Nghị quyết trừng phạt Syria chỉ được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua với đa số tương đối, cùng với đa số nhân dân Hoa Kỳ qua các cuộc thăm dò không tán thành việc trừng phạt quân sự Syria.
-         Nếu cả lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ra nghị quyết không hậu thuẫn và đa số dân chúng Mỹ không tán thành biện pháp quân sự trừng phạt Syria.
          Sau cùng chúng tôi đã đi kết luận với “nhận định lạc quan rằng, tuy 
 “Tiếng trống trận khơi mào cuộc chiến ở Syria đã dồn dập” trong những ngày qua (theo cách mô tả của tác giả bài 5 reasons the U.S. must intervene in Syria của CNN)nhưng cuối cùng có lẽ Hoa Kỳ sẽ không phải dùng đến biện pháp quân sự trừng phạt Syria, mà sẽ dùng giải pháp chính trị, ngoại giao có hiệu quả (mà biện pháp trừng phạt quân sự chưa chắc có hiệu quả hơn) để thành đạt  mục đích: buộc được chính quyền Al Assad trong tương lai không xử dụng vũ khí hóa học bị cấm chỉ nữa (mà biện pháp trừng phạt quân sự chưa chắc đạt được, có khi còn đưa đến những hậu quả tai hại khó lường, vượt khỏi tầm tay kiển soát của cả đôi bên, cuộc chiến có thể kéo dài thêm, cường độ lên cao ngoài ý muốn, mức độ tàn khốc cao hơn, nếu Al Assad bị đẩy vào thế chân tường liều lĩnh đem vũ khí hóa học ra chiến trường, thương vong tăng lên gấp bội thì sao?). Tỷ như, thông qua đường lối chính trị ngoại giao đa phương (giữa Hoa Kỳ, Anh, Pháp với Nga, Tầu qua trung gian Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc…) đã đạt được những thỏa thuận và cam kết buộc được chính quyền Damas từ nay không những không xử dụng vũ khí hóa học; mà biết đâu còn có thể ép buộc được Tổng Thống Al Assad phải chấp nhận giải pháp ngồi vào bàn hội nghị thương lượng nghiêm chỉnh với phe dân quân nổi dậy, để chấm dứt cuộc chiến đẫm máu kéo dài hơn hai năm qua, lập lại Hòa Bình cho Syria và biết đâu là tiền đề cho sự tái lập ổn định tại các nước trong vùng Trung Đông đang có xáo trộn, xung đột như Ai Cập, Lybia…Những cái “Biết đâu” này có thể đã và đang âm thầm diễu ra và sẽ tỏ rõ vào thời điểm thích hợp, sau khi Hoa Kỳ có quyết định không dùng biện pháp quân sự trừng phạt Syria, vì giải pháp chính trị ngoại giao đã được Hoa Kỳ âm thầm chủ động tiến hành, nên vẫn bảo tồn được uy thế và quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ trên hồ sơ Syria.
        Tình hình căng thẳng ở vùng Trung Đông hiện nay gây ra từ sự kiện Syria xử dụng vũ khí hóa học, khiến chúng tôi liên tưởng đến tình hình căng thẳng trên  bán đảo Triều Tiên gây ra từ  hành động hung hăng hiếu chiến của chế độ độc tài toàn trị Bắc Triều Tiên, để suy đoán có lẽ rồi đâu cũng vào đấy thôi, đòn trừng phạt quân sự Syria có lẽ sẽ không xẩy ra.”
      Nhận định lạc quan trên đây, chúng tôi nghĩ cũng là ước muốn chung của nhân dân Hoa Kỳ, nhân dân các nước và chính phủ các quốc gia yêu chuông công lý và hòa bình trong cộng đồng thế giới.Vì vậy ai cũng cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo để nhận định lạc quan trên sớm có cơ may trở thành hiện thực”. (xin gửi kèm trong attachment toàn bài viết ngày 8-9-2013).
      Giờ đây, nhận định lạc quan trên của chúng tôi đã và đang trở thành hiện thực, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, trong diễn văn gửi đến nhân dân Mỹ từ Tòa Bạch Ốc qua hệ thống truyền thông vào tối Thứ Ba 10/9/2013, đã bầy tỏ ý muốn dành một cơ hội ngoại giao cho Damas sau khi có đề nghị của Nga đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế. Đề  nghị này đã được chính quyền Al-Assad mau mắn chấp nhận để tránh khỏi đòn trừng phạt của Hoa kỳ. Đồng thời đề nghị của Nga, một đồng minh từ trước đến nay vẫn công khai hậu thuẫn cho chính quyền Damas, cũng nhanh chóng đạt được sự tán đồng gần như toàn thể cộng đồng quốc tế, từ Trung Quốc, Iran, Liên hiệp châu Âu cho đến Hoa Kỳ.
       Tổng Thống Obam nói : “Sáng kiến này có thể giúp chấm dứt mối đe dọa vũ khí hóa học mà không dùng đến vũ lực, nhất là bởi vì Nga là một trong những đồng minh quan trọng của Assadđã đưa ra đề nghị này…”.Vì vậy Tổng Thống Obama đã chính thức yêu cầu Lưỡng Viện Quốc Hội đình hoãn việc thảo luận và biểu quyết thông qua một nghị quyết về biện pháp trừng phạt Syria. Thế nhưng, Tổng thống Mỹ vẫn thận trọng nhắc lại là giải pháp quân sự vẫn còn nằm trong dự hoạch, để duy trì áp lực. Ông tuyên bố :Tôi đề nghị quân đội của chúng ta vẫn duy trì tư thế của mình để tiếp tục gây áp lực đối với Assad và có thể phản ứng nếu ngoại giao thất bại”. Tuy nhiên, để tỏ thiện chí bằng một hành động đáp ứng tích cực Tổng thống Hoa kỳ  Barack Obam đã cử ngay Ngoại trưởng John Kerry tới Genève để hội đàm với người đồng cấp Nga Serguei Lavrov vào ngày 12-9-1023, nhưng ông cho biết vẫn quyết tâm duy trì áp lực lên chế độ hiện nay của Syria.
    Dẫu sao, cộng đồng thế giới cũng thở phào nhẹ nhõm khi giải pháp chính trị, ngoại giao đã được lựa chọn thay cho biện pháp quân sự  mà Hoa Kỳ và đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng trừng phạt Syria có thể đưa đến những hậu quả khó lường cho cộng đồng nhân loại. Đồng thời giải pháp chính trị ngoại giao này cũng đã giúp Tổng Thống Obama thoát khỏi tình trạng tiến thối lưỡng nan và khó khăn trong việc chọn lựa một quyết định không dễ tìm được sự đồng thuận và hậu thuẫn của quốc nội cũng như quốc tế; nhất là đã không làm mất uy thế của Hoa Kỳ khi mà giải pháp chính trị, ngoai giao này cũng giúp thành đạt mục đích mà Hoa Kỳ muốn thành đạt bằng biện pháp trừng phạt quân sự tốn kém,đầy bất trắc và hậu quả khó lường nhiều mặt. Mục đích đó chỉ là buộc được chính quyền Al Assad trong tương lai không xử dụng vũ khí hóa học bị cấm chỉ nữa. Chính quyền Damas đã chấp nhận đặt các kho vũ khí hóa học dưới quyền kiểm soát củaLiên Hiệp Quốc,lại còn xin ký vào công ước quốc tế cấm chế tạo, tàng trử và sử dụng vũ khí hóa học (Chemical Weapon Covention:Công bố năm 1993 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29-4-1997) tức là mục đích tấn công quân sự trừng phạt Syria của Hoa Kỳ đã đạt được mà không cần phải tấn công vậy.
Thiện Ý
Houston, ngày 11-9-2013
Công Ước vế Vũ Khí Hóa Hc (Chemical Weapons Convention) được ban hành ngày 13.1.1993 có hiu lc k t ngày 29.4.1997, cm trin khai, sn xut, tàng tr và x dng vũ khí hóa hc và vic phá hy nó. Cơ Quan v Cm Vũ Khí Hóa Hc (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons - OPCW) có tr s ti The Hague ph trách công vic này. Tính đến tháng 6/2013 đã có 189 quc gia ký kết và phê chun Công Ước này. By nước là Angola, Miến Đin, Ai Cp, Israel, Bc Hàn, Nam Sudan và Syria chưa gia nhp Công Ước.

Nhận định: LIỆU HOA KỲ CÓ ĐƠN PHƯƠNG TRỪNG PHẠT CHÍNH QUYỀN SYRIA HAY KHÔNG?



Nhận định:
LIỆU HOA KỲ CÓ ĐƠN PHƯƠNG TRỪNG PHẠT CHÍNH QUYỀN SYRIA HAY KHÔNG?

Thiện Ý.

     Như mọi người đã biết, trong mấy tuần qua và cho đến lúc này, cả thế giới đang  quan tâm và như chờ đợi Tổng Thống Hoa Kỳ Barrack Obama quyết định, có hay không giáng đòn trừng phạt Syria,vì Mỹ đã có bằng chứng rằng chính quyền Bashar al Assad của nước này đã sử dụng vũ khí hóa học trong một cuộc tấn công phe nổi dậy vào ngày 21-8-2013 thuộc môt vùng của Thủ đô  Damas, sát hại và làm bị thương khoảng trên 1400 người trong đó nhiều trẻ em và dân thường.
    Đúng ra, Tổng Thống Barrack Obama đã ra đòn trừng phạt chính quyền Syria sớm hơn, nhưng vì thấy phản ứng trong giới lập pháp và nhân dân Hoa Kỳ cũng như công luận thế giới chưa thuận lợi, nên Ông đã phải hoãn lại để vận động, thuyết phục tìm hậu thuẫn quốc nội cũng như quốc tế.
    Thế nhưng, thực tế vấn đề đặt ra là, trong những ngày tới đây, nếu kết quả nỗ lực vận động của hành pháp Hoa Kỳ chỉ đạt được  những điều kiện “ắt có”, mà “chưa đủ” thì liệu Tổng Thống Barrack Obama có giám ra quyết định đơn phương dùng biện pháp quân sự (có giới hạn thời gian, không gian và phương cách) để trừng phạt Syria hay không?
      Nội dung bài nhận định này lần lượt trình bầy:
-        Những yếu tính cho một quyết định trừng phạt Syria có chính nghĩa?
-        Liệu Hoa Kỳ có đơn phương quyết định biện pháp trừng phạt Syria  hay không?
 
I/- NHỮNG YẾU TÍNH ĐỂ CÓ CHÍNH NGHĨA CHO MỘT QUYẾT ĐỊNH TRỪNG PHẠT SYRIA
       Theo nhận định của chúng tôi,có ba yếu tính để có chính nghĩa(Orthodox principal, Justice) cho một quyết định trừng phạt chính quyền Syria, là tính chính đáng (Legitimate, Righteous), chính danh (True name), hợp pháp(Legal, Lawful). Vì phải có chính nghĩa, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama mới thuyết phục, lôi kéo được sự hậu thuẫn của Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ cũng như sự đồng tình của cộng đồng thế giới cho biện pháp trừng phạt chính quyền của Tổng Thống Bashar  Al- Assad ở Syria.
     “Tính chính đáng” trong hiện vụ là sự kiện chính quyền Damas sử dụng loại vũ khí hóa học bị cấm chỉ, gây thương vong cho hàng ngàn sinh linh, thì việc Hoa Kỳ có hành động trừng phạt là “có tính chính đáng”.Thế nhưng, việc trừng phạt này không thuộc thẩm quyền và  trách nhiệm của Hoa Kỳ mà thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc (Hội Đồng Bảo An LHQ). Vì hành vi sử dụng vũ khi hóa học của chính quyền Syria, một hội viên LHQ, là đã vi phạm luật quốc tế, chứ không vi phạm luật pháp quốc nội Hoa Kỳ. Vì vậy, nếu Hoa Kỳ đơn phương (hay liên kết với Pháp và các cường quốc khác) thực hiện biện pháp quân sự để trừng phạt Syria là “không chính danh” và cũng là hành động “bất hợp pháp”, theo công pháp quốc tế, là vi phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập.
        Một khi không hội đủ “tính chính đáng”, “tính chính danh”, “Tính hợp pháp”Hoa Kỳ không có chính nghĩa để thực hiện biện pháp quân sự trừng phạt Syria một cách đơn phương, nên đã bị phần đông các quốc gia, các giáo hội trên thế giới chống đối, gây khó khăn nhiều mặt cho Hoa Kỳ.
      Chính vì vậy mà Tổng Thống Obama đã phải hoãn ra quyết định trừng phạt Syria và trong nhiều ngày qua Ông đã mở cuộc vận động tích cực trong cũng như ngoài Hoa Kỳ. Thế nhưng,  cho đến lúc này, sự hậu thuẫn của lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn chưa ngã ngũ vì phải đợi qua tuần tới (sau ngày 9-9) Hạ viện và Thượng viện họp lại để thảo luận và biều quyết thông qua một Nghị quyết mới biết kết quả ra sao. Về các vận động đối ngọai, qua Hội Nghị Thượng Đình G-20 ở thành phố St Petersbourg ở Nga Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng chỉ nhận được sự ủng hộ tương đối của nhiều nước cho biên pháp quân sự trừng phạt Syria. Tổng Thư Ký LHQ Ông Ban-Ki-Moon thì vẫn yêu cầu Hoa Kỳ chờ kết quả điều tra của phái đoàn Liên Hiệp Quốc và nếu có bằng chứng Syria có vi phạm luật cấm sử dụng vũ khí hóa học thì mọi biện pháp trừng phạt phải được thông qua Hội Đồng Bào An LHQ.
     Nếu chỉ căn cứ vào những biểu hiện sau cuộc điều trần tại Quốc Hội của tam trụ triều đình Barack Obama: Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry, Bộ Trưởng Quốc Phòng Chudk Hagel và Chủ Tịch Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ, Tướng Martin Dempsey, thì cho đến lúc này dường như đa số các nghị sĩ dân biểu thuộc cả hai đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa ở lưỡng viện Quốc Hội có chiều hướng hậu thuẫn có điều kiện giới hạn cho quyết định trừng phạt Syria của Tổng Thống Barack Obama. Thế nhưng công luận dân chúng Hoa Kỳ còn nhiều bất đồng, qua các cuộc thăm dò của giới truyền thông cho thấy đa số vẫn không ủng hộ hành động đơn phương hay liên kết với vài nước đồng minh của Hoa Kỳ để giáng đòn trừng phạt Syria.Dường như nhân dân Hoa Kỳ chỉ muốn chính quyền Obama chia xẻ trách nhiệm trừng phạt này với cộng đồng thế giới qua thẩm quyền quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (HĐBA-LHQ). Đây cũng là chiều hướng chung của công luận quốc tế. Nhưng nếu thực tế không đi theo chiều hướng này (gần như chắc chắn một dự thảo Nghị quyết trừng phát Syria sẽ bị Nga- Tầu phủ quyết) thì liệu Hoa Kỳ có đơn phương hay liên kết với một vài quốc gia khác  thực hiện biện pháp quân sự trừng phạt Syria như đã dự trù và chuẩn bị trong những ngày qua đang sẵn sàng chờ lệnh hay không?

II/-LIỆU HOA KỲ CÓ ĐƠN PHƯƠNG RA QUYẾT ĐỊNH TRỪNG PHẠT SERIA HAY KHÔNG?
     Như vậy trên thực tế Tổng Thống Obama đang phải đứng trước sự lựa chọn:
   1.- Tham gia trừng phạt Syria dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc (Unite Nations) để có chính nghĩa (vì hội đủ tính chính đáng, chính danh, hợp pháp). Nhưng diễn biến tình hình thực tế cho thấy Hoa Kỳ khó mà có được lựa chọn tối ưu này. Vì điều chắc chắn là biện pháp quân sự trừng phạt Syria phải được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua. Điều này khó xẩy ra khi mà hai trong năm nước thành viên thường trực HĐBA có quyền phủ quyết (Veto) là Nga và Tầu cộng đã có quyền lợi gắn bó với nhà độc tài Bashar al Assad nên từ lâu đã công khai hậu thuẫn cho chế độ độc tài Syria.Trong hiện vụ cả Nga và Tầu cộng đều đã lên tiếng cảnh báo Hoa Kỳ và có hành động yểm trợ cho Damas, nếu Hoa Kỳ đơn phương dùng biện pháp quân sự trừng phạt Syria, nên chắc chắn sẽ phủ quyết nếu có một dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ cho phép trừng phạt Syria.

2.- Đơn phương hay liên kết với Pháp thực hiện biện pháp quân sự trừng phạt Syria như đã được chuẩn bị dự trù mấy tuần qua, tương tự như Hoa Kỳ đã chọn lựa đơn phương tấn công Iraq vào năm 2013, chỉ khác là trước đây Hoa Kỳ đã tấn công ngay mà không chờ đợi 45 ngày theo yêu cầu của LHQ để có kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc về việc Iraq có chế tạo và tang trữ vũ khí hạt nhân hay không (một trong hai lý do tấn công Iraq, lý do kia là lật đổ chế độ độc tài  Saddam Huissein vì hậu thuẫn cho tổ chức khủng bố Al Qaeda, nhưng sau đó thực tế cả hai lý do tấn công đều không có). Nay thì, dù công cuộc chuẩn bị cho một cuộc trừng phạt Syria đã sẵn sàng, nhưng Hoa Kỳ chấp nhận chờ đợi kết quả cuộc điều tra của phái đoàn chuyên viên LHQ xem vũ khí hóa học có được sử dụng tại Syria hôm 21-8-2013 vừa qua hay không. Dường như kết quả cuộc điều tra của phái đoàn LHQ chỉ xác nhận “Có hay không sử dụng vũ khí hóa học”, nhưng lại không có trách nhiệm xác định thủ phạm, phe nào trong hai phe chính quyền Al Assad và dân quân nổi dậy ở Syria, đã sử dụng loại vũ khí giết người tàn hại bị cấm chỉ này. Sự thể này cho thấy dường như LHQ, với Tổng Thư Ký Ban-Ki-moon,người đứng đầu “tổ chức quốc tế có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp, xung đột,duy trì hòa bình thế giới” này,đã không muốn có biện pháp trừng phạt chính quyền Damas như Hoa Kỳ chủ xướng, vì thấy trước dù có muốn cũng không thể thực hiện được khi mà hai nước hội viên thường thực có quyền phủ quyết là Nga-Tầu đã quyết liệt bênh vực cho chính quyền Al Assad, công khai chống lại biện pháp trừng phạt theo đề nghị của Hoa kỳ, Anh, Pháp. (Chính quyền phủ quyết (Veto) đã cho thấy sự phi lý bất công trong HĐBA,làm cản trở các hoạt động giải quyết các tranh chấp, trừng phạt các vi phạm Hiến Chương LHQ và luật pháp quốc tế, khiến người ta  nghi ngờ sự ra đời của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc sau Thế Chiến II,vào ngày 24-10-1945, do sáng kiến của Mỹ, Anh và Liên Xô, thực chất cũng như thực tế chỉ là công cụ mới, hình thành sau Hội Quốc Liên- League of Nations- của các cường quốc cực, để phân chia vùng ảnh hưởng, sắp đặt nền trật tự thế giới, đặt ra luật pháp quốc tế để cương tỏa các nước nghèo (chiếm số đông), nhưng việc tuân thủ luật pháp quốc tế có tính tùy tiện đối với các  cực cường…)
     Trên thực tế cho đến lúc này, hai phe chính phủ Al Assad và dân quân nổi dậy vẫn đã, đang  đổ tội cho nhau. Trong khi Hoa Kỳ và Pháp thì đã chưng bằng chứng thủ phạm sử dụng vũ khí hóa học là từ phía lực lượng võ trang của chính quyền Damas, phe quân dân nổi dậy đã là nạn nhân. Dựa trên những bằng cớ vi phạm này, Hoa Kỳ và Pháp đã hạ quyết tâm giáng đòn trừng phạt Syria. Trên thực tế, căn cứ vào các hoạt động quân sự chuẩn bị cho một trận chiến đã gần như hoàn tất, kết quả thuận lợi của các cuộc vận động khẩn trương, tích cực của Tổng Thống Obama và các nhân vật hàng đầu của nội các có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp  trừng phạt Syria, như Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry, Bộ Trưởng Quốc Phòng Chudk Hagel và Chủ Tịch Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ Tướng Martin Dempsey, chiều hướng nhận định chung của công luận là Hoa Kỳ sẽ đơn phương hoặc liên kết với Pháp và một số nước khác giáng đòn trừng phạt Syria, dù HĐBA Liên Hiệp Quốc có thông qua một nghị quyết cho phép trừng phạt Syria hay không.
     Khuynh hướng chung được phản ánh điển hình qua  một bài bình luận trên đài CNN của Bà Frida Ghitis….Nội dung bài bình luận, tác giả nhận định đại ý rằng, dù phần đông ngươì dân Hoa Kỳ  không muốn có thêm những hành động can thiệp quân sự khác ở nước ngoài và cho dù những người hoài nghi cho rằng hành động quân sự sẽ không hiệu quả, chỉ đưa đến những hậu quả khôn lường, nhưng nếu Hoa Kỳ không hành động thì có thể đưa đến hậu quả nguy hiểm và tốn kém hơn là một cuộc can thiệp hạn chế. Dựa trên nhận định này Bà Frida Ghitis đã đưa ra 5 lý do khiến Mỹ phải trừng phạt Syria.( Five reasons the U.S. must intervene in Syria).
-        Hoa Kỳ phải trừng phạt Syria để các nhà độc tài và các chế độ độc tài khác không dám coi thườngkhi Tổng Thống Hoa Kỳ đã nói rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là bước qua “làn ranh đỏ”, các chính quyền khác theo dõi chặt chẽ xem điều đó có nghĩa là gì. Nếu “làn ranh đỏ” bị vượt qua, giống như hiện nay ở Syria, mà không có điều gì xảy ra, sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho các chính quyền hiện tại và tương lai có thể đe dọa lợi ích của người Mỹ và những thông lệ quốc tế căn bản…”.(Lý do 1).
-        Hoa Kỳ phải trừng phạt Syria vìChính quyền Syria được xem là đã sử dụng khí độc để giết hại hàng trăm dân thường. Nếu không có phản ứng gì với Syria, thì đây không phải là lần cuối cùng vũ khí giết người này được sử dụng. Vũ khí hóa học không những chỉ “hấp dẫn” các nhà độc tài không chịu từ bỏ quyền lực, mà còn là thứ vũ khí lý tưởng cho bọn khủng bố…” (Lý do 2)
        - Hoa Kỳ phải trừng phạt Syria vì đã đến lúc có thời cơ can thiệp để thực hiện ý muốn của mình làTừ trước đến nay, Hoa Kỳ hầu như giữ khoảng cách trong cuộc nội chiến Syria. Hai năm trước, Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông Assad “phải ra đi”. Một năm trước, ông Obama vạch ra “làn ranh đỏ”. Nhưng bất kỳ hy vọng nào cho rằng tình hình có thể tự giải quyết bằng cách nào đó, thì chỉ đưa đến kết quả tồi tệ nhất mà thôi…”( Lý do 3)
    - Hoa Kỳ phải trừng phạt Syria vì cần thành đạt mục tiêu chiến lược trong vùng.“Nếu Hoa Kỳ không hành động, là đồng nghĩa với việc trao chiến thắng vào tay ông Assad, Iran và Hezbollah…Nếu không có hành động mạnh mẽ của Hoa Kỳ, thì những thành quả mới nhất cho chính quyền ông Assad là mang thắng lợi cho Iran và Hezbollah; đem lại động lực cho liên minh này là đi ngược lại sự ổn định, hòa bình của khu vực và thế giới. Iran và Hezbollah có “hồ sơ bất hảo”, đã tiến hành một loạt làn sóng tấn công khủng bố ở Châu Á, Châu Âu và châu Mỹ Latinh.” (Lý do 4)
      -Hoa Kỳ phải trừng phạt Syria để chứng tỏ Hoa Kỳ  không chỉ đe dọa, đã nói là làm để thành đạt mục tiêu tối hậu của mình.Rằng “Cuộc chiến ở Syria mới kéo dài 2 năm rưỡi. Trong thời gian đó, đã chứng tỏ sự tàn bạo và hủy diệt…”; do đó “Hoa Kỳ và đồng minh cần phải tấn công Syria theo cách của mình để thấy, thế giới không thể dung thứ việc sử dụng vũ khí hóa học, và chứng minh rằng những lời đe dọa và cam kết quốc tế của Hoa Kỳ có ý nghĩa và có trọng lượng. Ngoài ra, Washington cần phải làm những gì nên làm từ lâu rồi…” (Lý do 5).

      Cả  năm lý do trên, theo nhận định của chúng tôi, đều quy về một mối:Phải đánh Syria để bảo vệ uy thế và quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ, một cường quốc hàng đầu bao lâu nay  theo đuổi chủ nghĩa bá quyền, tự nhận có trách nhiệm đem ánh sáng tự do, dân chủ, nhân quyền đến cho các dân tộc và đóng vai trò cảnh sát quốc tế để cùng các cường quốc cực khác thiết lập, duy trì bảo vệ nền an ninh trật tự và  hòa bình thế giới.
     Thế nhưng, trong những ngày tới đây, câu hỏi được đặt ra là, nếu Hội Đồng Bảo An LHQ không thông qua được nghị quyết cho phép trừng pạt Syrya (gần như là chắc chắn không thể), liệu Hoa Kỳ có đơn phương hay liên kết với Pháp và một số nước đồng minh khác sử dụng biện pháp quân sự trừng phạt Syria hay không?
    Câu trả lời không thể khẳng định mà chỉ dự đoán:
-        Nếu được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ hậu thuẫn mạnh mẽ  với đa số tuyệt đối thông qua một nghị quyết cho phép trừng phạt Syria có giới hạn (60 ngày + 30 ngày option, không dùng bộ binh, mục tiêu giới hạn…như dự thảo đề nghị của Uy Ban Ngoai Giao Thượng Viện chẳng hạn), và qua các cuộc thăm dò khả tín, lại được đa số nhân dân Hoa Kỳ ủng hộ, Tổng Thống Obama sẽ ra lệnh thực hiện biện pháp quân sự trừng phạt Syria, vì uy thế và quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ.
-        Nếu Nghị quyết trừng phạt Syria chỉ được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua với đa số tương đối, cùng với đa số nhân dân Hoa Kỳ qua các cuộc thăm dò không tán thành việc trừng phạt quân sự Syria. Trong trường hợp này,theo suy đóan của chúng tôi Tổng Thống Obama có thể tính toán lợi hại để quyết định “đánh Syria” (Nếu vì quyền lợi của tập đoàn tư bản lũng đoạn nhà nước làm giầu bằng chiến tranh và nhờ chiến tranh) hay quyết định “Không đánh Syria” (Nếu vì quyền lợi của nhân dân Hoa Kỳ, những người phải đóng thuế tiền bạc và máu xương cho các cuộc chiến, và nhiều thế hệ phải gánh chịu công trái ngày một chồng chất do các cuộc chiến hay tài trợ cho các hoạt động khuynh đảo ngoài nước Mỹ của các chính phủ Hoa Kỳ).
          - Nếu cả lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ra nghị quyết không hậu thuẫn và đa số dân chúng Mỹ không tán thành biện pháp quân sự trừng phạt Syria, tất nhiên Tổng Thống Obama sẽ phải chọn một giải pháp khác mà vẫn có thể thành đạt hiệu quả: buộc được nhà cầm quyền Al Assad trong tương lai không được sử dụng vũ khí hoa học  nữa.

III/-KẾT LUẬN:   
          *Để kết luận, chúng tôi có nhận định lạc quan rằng, tuy 
 “Tiếng trống trận khơi mào cuộc chiến ở Syria đã dồn dập” trong những ngày qua (theo cách mô tả của tác giả bài 5 reasons the U.S. must intervene in Syria cua CNN)nhưng cuối cùng có lẽ Hoa Kỳ sẽ không phải dùng đến biện pháp quân sự trừng phạt Syria, mà sẽ dùng giải pháp chính trị, ngoại giao có hiệu quả (mà biện pháp trừng phạt quân sự chưa chắc có hiệu quả hơn) để thành đạt  mục đích: buộc được chính quyền Al Assad trong tương lai không xử dụng vũ khí hoa học bị cấm chỉ nữa.( mà biện pháp trừng phạt quân sự chưa chắc đạt được, có khi còn đưa đến những hậu quả tai hại khó lường, vượt khỏi tầm tay kiển soát của cả đôi bên, cuộc chiến có thể kéo dài thêm, cường độ lên cao ngoài ý muốn, mức độ tàn khốc cao hơn, nếu Al Assad bị đẩy vào thế chân tường liều lĩnh đem vũ khí hóa học ra chiến trường, thương vong tăng lên gấp bội thì sao?). Tỷ như, thông qua đường lối chính trị ngoại giao đa phương (giữa Hoa Kỳ, Anh, Pháp với Nga, Tầu qua trung gian Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc…) đã đạt được những thỏa thuận và cam kết buộc được chính quyền Damas từ nay không những không xử dụng vũ khí hóa học; mà biết đâu còn có thể ép buộc được Tổng Thống Al Assad phải chấp nhận giải pháp ngồi vào bàn hội nghị thương lượng nghiêm chỉnh với phe dân quân nổi dậy, để chấm dứt cuộc chiến đẫm máu kéo dài hơn hai năm qua, lập lại Hòa Bình cho Syria và biết đâu là tiền đề cho sự tái lập ổn định tại các nước trong vùng Trung Đông đang có xáo trộn, xung đột như Ai Cập, Lybia…Những cái “Biết đâu” này có thể đã và đang âm thầm diễu ra và sẽ tỏ rõ vào thời điểm thích hợp, sau khi Hoa Kỳ có quyết định không dùng biện pháp quân sự trừng phạt Syria, vì giải pháp chính trị ngoại giao đã được Hoa Kỳ âm thầm chủ động tiến hành, nên vẫn bảo tồn được uy thế và quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ trên hồ sơ Syria.
        Tình hình căng thẳng ở vùng Trung Đông hiện nay gây ra từ sự kiện Syria xử dụng vũ khí hóa học, khiến chúng tôi liên tưởng đến tình hình căng thẳng trên  bán đảo Triều Tiên gây ra từ  hành động hung hăng hiếu chiến của chế độ độc tài toàn trị Bắc Triều Tiên, để suy đoán có lẽ rồi đâu cũng vào đấy thôi, đòn trừng phạt quân sự Syria có lẽ sẽ không xẩy ra.
      Nhận định lạc quan trên đây, chúng tôi nghĩ cũng là ước muốn chung của nhân dân Hoa Kỳ, nhân dân tất cả các nước và chính phủ các quốc gia yêu chuông công lý và hòa bình trong cộng đồng thế giới.Vì vậy ai cũng cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo để nhận định lạc quan trên sớm có cơ may trở thành hiện thực.
Thiện Ý
Houston, ngày 8 Tháng 9 Năm 2013.

Nhận định: VÌ SAO NGHỊ VIÊN AL HOÀNG THẤT CỬ KHI TÁI TRANH CỬ CHỨC VỤ NGHỊ VIÊN THÀNH PHỐ HOUSTON, TIỂU BANG TEXAS HOA KỲ?




Nhận định:

VÌ SAO NGHỊ VIÊN AL HOÀNG THẤT CỬ KHI TÁI TRANH CỬ CHỨC VỤ NGHỊ VIÊN THÀNH PHỐ HOUSTON, TIỂU BANG TEXAS HOA KỲ?



      Trong cuộc bầu cử các chức vụ dân cử cấp thành phố tại các Tiểu bang thuộc Liên Bang Hoa Kỳ  vào ngày bầu cử chính thức hôm 5 Tháng 11 Năm 2013 vừa qua, kết quả bầu cử chức nghị viên đơn vị F Thành phố Houston, Tiểu bang Texas đã gây ngạc nhiên cho giới cử tri, nhất là những cử tri người Mỹ gốc Việt. Đó là sự thắng cử của ứng viên người Mỹ gốc Việt Richard Nguyễn trước đối thủ là đương kim nghị viên Al Hoàng (tức  luật sư Hoàng Duy Hùng) đã tái tranh cử nhiệm kỳ hai năm lần thứ ba, cũng là nhiệm kỳ chót theo luật, với tỷ lệ tín nhiệm 52% (khoảng 3.160 phiếu bầu) cho ứng viên Richard Nguyễn và 48% (khoảng 2964 phiếu bầu) cho ứng viên Al Hoàng, với số phiếu chênh lệch khoảng 200 phiếu bầu.
    Sự ngạc nhiên không chỉ đến với giới cử tri đơn vị F, mà kết quả này còn là sự bất ngờ  với cả hai ứng viên và những người ủng hộ vận động cho họ. Bất ngờ đối với ứng viên Al Hoàng và những người ủng hộ, vì họ tự tin gần như chắc chắn là Al Hoang sẽ thắng, do có nhiều ưu thế thuận lợi trong đó ưu thế mạnh nhất là đã có bốn năm, hai nhiệm kỳ trong chức vụ Nghị viên Thành phố để có được một số thành tích phục vụ nhất định tại địa phương, được nhiều cử tri biết đến tên tuổi, được báo Houston Chronicle một tờ báo lớn tại địa phương khuynh hướng Cộng Hòa viết bài hổ trợ(Al Hoàng thuộc đảng  Cộng Hòa), được 100% các công ty và PAC của Mỹ ủng hộ,được cơ quan  Eye on City of Houston cho rằng Al Hoang có cơ hội được tái bầu lên đến 70%.
      Trong khi đó ứng viên Richard Nguyễn, lần đầu ra ứng cử, chưa có cơ hội lập thành tích phục vụ cử tri,tên tuổi chưa được ai biết đến, cũng chưa có thành tích đáng kể phục vụ công đồng trước đó,tài chánh vận động tranh cử eo hẹp, cùng nhiều yếu thế khác so với ứng viên đối thủ Al Hoàng, thế nhưng đã thắng cử cũng là sự bất ngờ.
       Vậy vì sao một ứng viên tái tranh cử Al Hoàng có nhiều ưu thế mà lại thất cử trước một ứng viên lần đầu tranh cử có nhiều yếu thế?
      Theo sự nhìn nhận công khai của ứng viên thất cử Al Hoàng trong thư chúc mừng ứng viên thắng cử Richard Nguyễn công bố với đồng hương ngay sau khi có kết quả chưa chính thức, thì sự thất cử của ông là vì:
“1. Đồng hương Mỹ cũng như Việt, chưa chấp nhận con đường đấu tranh từng phần với CSVN mà tôi đề xướng. Đồng hương Mỹ và Việt đa phần vẫn ủng hộ bế quan tỏa cảng.
2.Tôi quá chủ quan để trống thùng phiêu cho đối phương muốn làm gì thì làm.
3. Những việc làm của tôi không đạt được yêu cầu của cử tri.” (Trích dẫn)
      Trong ba lý do trên, theo nhận định của chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người, lý do thứ nhất đã là nguyên nhân chủ yếu, cũng có thể nói là nguyên nhân duy nhất, đưa đến sự thất cử của Nghị viên Al Hoàng. Nghĩa là nếu không có nguyên nhân này, ứng Viên Al Hoàng với ưu thế và thành tích ít nhiều phục vụ cử tri đơn vị F sẵn có sau bốn năm, hai nhiệm kỳ, thì dù có “chủ quan để trống thùng phiêu cho đối phương muốn làm gì thì làm” hay “Những việc làm của tôi không đạt được yêu cầu của cử tri.” ,ông vẫn có thể tái đắc cử. Thế nhưng Nghị viên Al Hoàng đã thất cử,vì trên thực tế, ông đã thực hiện điều ông gọi là “Con đường đấu tranh từng phần với CSVN”. Một cách cụ thể là với tư cách Nghị viên Thành Phố đã mở cuộc tiếp xúc riêng giữa cá nhân ông cùng một số người Việt khác với Phái đoàn Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn của chính quyền Hà nội vào Tháng 10-2012, nhân phái đoàn này đến công tác tại Thành phố Houston, gọi là “Đấu tranh trực diện bằng đối thoại”. Sau đó,trong năm nay (2013), chỉ ít tháng trước ngày bầu cử, Nghị viên Al Hoàng đã cùng vợ và chánh văn phòng của mình về Việt Nam, nói là để làm công tác chuẩn bị cho sự kết nghĩa giữa Thành Phố Houston với Thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Nhân dịp này Nghị viên Al Hoàng cũng đã đến thăm Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn (người đã gặp tại Houston), cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Tất cả đều chụp hình lưu niệm đứng bên tượng lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh và dưới lá cờ đỏ sao vàng. Tất cả những hình ảnh này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, đã tạo ấn tượng và phản cảm mạnh mẽ đối với người Việt quốc gia chống cộng khắp nơi ở hải ngoại nói chung, các cử tri người Mỹ gốc Việt tại Houston và đơn vị F Thành phố Houston nói riêng.
      Chưa cần xét đến nội dung “Con đường đấu tranh từng phần với CSVN” mà Nghị viên Al Hoàng đề xướng có đúng hay sai, có hiệu quả hay gây hậu quả thực tế thế nào, chỉ cần nhìn thấy hình Nghị Viên Al Hoàng đứng dưới cờ đỏ sao vàng và bên cạnh hình tượng lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh, là khoảng 1.500 cử tri người Mỹ gốc Việt trên tổng số hơn 7.900 cử tri thuộc đơn vị F đã đi bầu, ngoài những cử tri người Mỹ gốc Việt trong số 2964 phiếu đã bầu cho ứng viên Al Hoàng, số còn lại đã nằm trong số 3160 phiếu bầu cho ứng viên Richard Nguyễn hoặc sẽ  bỏ phiếu trắng (như số liệu cuộc bầu cử cho thấy đã có khoảng 1800 phiếu bầu trắng). Sự thất cử của Nghị viên Al Hoàng chính là khoảng 200 phiếu bầu  chênh lệch có tính quyết định của cử tri người Mỹ gốc Việt trong đơn vị F.Bởi vì những cử tri người Mỹ gốc Việt hầu hết là những người tỵ nạn cộng sản, Nghị viên Al Hoàng đứng dưới cờ đỏ sao vàng , cạnh hình tượng Hồ Chí Minh bị coi là một thách thức với họ. Ứng viên Richard Nguyễn đã thắng cử, ngoài nỗ lực vận động tích cực của cá nhân và những người ủng hộ, trong chiến thuật vận động tranh cử đã khai thác triệt để yếu điểm này của Nghị viên Al Hoàng và đã thắng cử.
      Đó là về măt cảm tính, còn về lý tính, “Con đường đấu tranh từng phần với CSVN” mà Nghị viên Al Hoàng đề xướng và thử thực hiện đã bị chống đối trong những tháng qua của đa số, không chỉ trong cộng đồng người Việt quốc gia ở Houston mà ở khắp nơi tại hải ngoại; không chỉ với những người Việt chống cộng theo khuynh hướng bảo thủ mà cả những người Việt chống cộng theo khuynh hướng cấp tiến trung dung cũng không tán đồng. Vì sao?
        “Con đường đấu tranh từng phần với CSVN” mà Nghị viên Al Hoàng đề xướng, đa số người Việt chống cộng cho rằng, không những không có hiệu quả mà chỉ có hậu quả phương hại đến lập trường, quan điểm chống cộng vì dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam bao lâu nay của đa số người Việt quốc gia ở hải ngoại. Những hành động “tiếp súc, đối thoại” gọi là “ đấu tranh trực diện” mà Nghị viên Al Hoàng đã làm chỉ giúp nhà đương quyền Việt Nam lợi dụng vào mục đích tuyên truyền có lợi cho chế độ.
      Thực ra chủ trương và hành động của Nghị Viên Al Hoàng không phải là sáng kiến chống cộng mới mẻ gì. Vì trước ông, xa gần cũng đã có những cá nhân tên tuổi hơn nhiều thuộc hàng cha chú, tiêu biểu như cố Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, từng là Thủ Tướng (Chủ tịch Hành Pháp Trung Ương), Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, cũng đã làm, bị người Việt hải ngoại phản ứng quyết liệt ra sao, bị nhà cầm quyền CSVN lợi dụng tuyên truyền và kết cuộc thế nào ai cũng đã  biết. Nghị viên Al Hoàng đã và đang đi vào vết xe đổ của những người đi trước và bị coi là đi vào quỹ đạo chiêu bài “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” của đảng CSVN. Một chiêu bài, vì  đảng và nhà cầm quyền CSVN thực tế chưa bao giờ chấp nhận “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này, là cùng người Việt quốc gia hóa giải những mâu thuẫn về những vấn đề căn bản của đất nước từ quá khứ đến hiện tại (tiêu biểu hàng đầu là chế độ chính trị cần và phải làm thế nào dân chủ hóa tạo tiền đề đoàn kết thống nhất toàn lực quốc gia để phát triển toàn diện đất nước đến phú cường…). Thế nhưng thực tế, từ trước cho đến lúc này, đảng và nhà cầm quyền CSVN hiện nay vẫn chỉ muốn người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngoài nước “quên quá khứ, quyên hận thù để cùng xây dựng đất nước trong khung cảnh chế độ độc tài toàn trị với quyền cai trị độc tôn của đảng CSVN”. Nghĩa là Việt cộng không muốn “Hòa giải” với Việt quốc (là hóa giải những mâu thuẫn căn bản một cách hòa bình) để đi đến “hòa hợp” (thống nhất để cùng thực hiện giải pháp cho những vấn đề căn bản của đất nước), mà chỉ muốn “chiêu hồi”  Việt quốc (qua Nghị Quyết 36) để “hòa hợp” vô điều kiện với Việt cộng,trong bối cảnh chế độ chính trị độc đảng, độc tài toàn trị đương thời. Đây chính là lý do Việt quốc bao lâu nay kiên quyết chống lại chiêu bài “Hòa gia và hòa hợp dân tộc” của Việt cộng.
      Nghị viên Al Hoàng đã thất cử vì phạm phải điều cấm kỵ này. Nhưng không phải như Nghị viên Al Hoàng viết trong thư chúc mừng sự thắng cử của ứng viên Richard Nguyễn công bố trước đồng hương về lý do thất cử của mình,  là vì “. Đồng hương Mỹ cũng như Việt, chưa chấp nhận con đường đấu tranh từng phần với CSVN mà tôi đề xướng. Đồng hương Mỹ và Việt đa phần vẫn ủng hộ bế quan tỏa cảng…”. Bởi lẽ, đồng hương Việt Nam (chứ không có “đồng hương Mỹ” vì cử tri Mỹ không quan tâm đến chủ trương và hành động chống cộng của Nghị viên Al Hoàng, mà chỉ quan tâm đến phúc lợi mà Nghị viên Al Hoàng đã làm được gì cho cư dân đơn vị F) đa phần “không”, chứ không phải “chưa chấp nhận con đường đấu tranh từng phần với CSVN” mà Nghị viên Al Hoàng đề xướng. Lý do con đường này  “không tưởng”, không có hiệu quả mà chỉ có hậu quả bất lợi cho Việt quốc, có lợi cho Việt cộng như đã trình bầy ở trên. Đồng thời, đồng hương Việt Nam đa phần không chủ trương “Bế môn tỏa cảng” mà chính Việt cộng đã “Bế môn tỏa cảng”.(Từ ngữ Nghị viên Al Hoàng lấy từ chính sách “bế môn tỏa cảng”của các vua chúa Nhà nguyễn trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp vào hậu bán Thế Kỷ 18, dường như Nghị viên Al Hoàng dùng có ý nói Việt Quốc bao lâu nay “đóng cửa”, không chịu “đấu tranh trực diện thông qua đối thoại với Việt cộng” như ông đề xướng). Bởi vì, thực tế bao lâu nay Việt quốc vẫn mở rộng cánh cửa Đối thoại với Việt cộng về các vấn đề căn bản của Đất nước để hòa giải và hòa hợp dân tộctheo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này. Thế nhưng chính Việt cộng đã “bế môn tỏa cảng”, không đáp ứng để tiếp tục và kéo dài độc chiếm quyền thống trị đất nước trong một chế độ độc tài toàn trị…

     Giờ đây, sự thất cử của Nghị viên Al Hoàng không biết có giúp cho ông rút ra được một bài học kinh nghiệm gì hữu ích cho sự nghiệp chính trị tương lai của mình? Những người ủng hộ và vận động cho Nghị Viên Al Hoàng được tái cử hiển nhiên đã thất vọng năng nề, bị hụt hẫng vì những nỗ lực công sức bỏ ra để giúp một ứng viên có nhiều triển vọng tái cử lại bị thất cử.Nhiều người ủng hộ đã phàn nàn và chê trách Nghị viên Al Hoàng là một người làm chính trị thiếu chín chắn và khôn ngoan. Vì nếu khôn ngoan hơn, thì đợi sau ngày ra ứng cử nhiệm kỳ chót thắng cử rồi hãy đề xướng và thực hiện cái gọi là “Con đường đấu tranh từng phần với CSVN” hay là “đấu tranh trực diện qua đối thoại với Việt cộng”. Thế nhưng, dường như Nghị viên Al Hoàng đã tỏ ra không ân hận gì, khi trong Thư chúc mừng ứng viên thắng cử Richard Nguyễn được công bố với đồng hương Việt Nam, một trong hai điểm tuyên bố ông đã viếtTôi vẫn tiếp tục con đường tranh đấu từng phần của tôi, dầu con đường này gặp nhiều chông gai”. Đồng thời, trong chốn riêng tư Nghị viên Al Hoàng đã nói với nhiều người rằng “Tôi muốn làm cách mạng chứ không làm chính trị” và giải thích thêm rằng “Làm chính trị thì phải tính toán thiệt hơn cho mình, chỉ làm những gì có lợi cho sự ngiệp chính trị của mình, bỏ qua những gì có lợi cho đất nước nếu thấy làm có hại cho mình. Tôi muốn làm cách mạng qua con đường chính trị, nên thấy điều gì có lợi cho đất nước, hợp với lương tâm thì dù có hại cho sự nghiệp chính trị cá nhân tôi vẫn làm”. Vì vậy cũng trong Thư ngỏ chúc mừng đối thủ thắng cử, Nghị viên Al Hoàng viết “Thất cử như vậy thì quá nhục đi chớ. Nhưng, tôi đã làm đúng lương tâm của tôi và tôi tin vào sự quyết định của Ơn Trên. Thắng thua do Trời định”.
    Tất nhiên giá trị của lời nói cần phải đi đôi với việc làm.Nhưng riêng “Con đường đấu tranh từng phần với CSVN” nếu Nghị viên Al Hoàng khẳng định tiếp tục thực hiện thì chẳng có lợi gì cho đất nước mà chỉ có lợi cho chế độ đương thời tại Việt Nam về mặt tuyên truyền. Dẫu sao, nhận định khách quan, Nghị viên Al Hoàng (tức Ls Hoàng Duy Hùng) cũng được nhiều người dù đồng ý hay không đồng ý với chủ trương và hành động  thực tế bao lâu nay của ông, đều ghi nhận là một người thế hệ trẻ làm chính trị, có thiện chí dấn thân, có năng lực và bản lãnh giám nghĩ, giám làm, giám đương đầu với nghịch cảnh và giám chấp nhận mọi hậu quả cho cá nhân mình (khác với hậu quả cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam).Tương lai sự nghiệp chính trị của Nghị viên Al Hoàng trong dòng chính Hoa Kỳ vẫn còn ở phía trước, sự thành bại là tùy thuộc nỗ lực, tài năng cá nhân. Nhưng, nếu sự thành bại của tương lai chính trị ấy tùy thuộc vào những cử tri người Mỹ gốc Việt, Nghị viên Al Hoàng đừng quên căn cước mình là người tỵ nạn cộng sản, và phải hành xử thế nào cho phù hợp và đáp ứng đúng những gì mà số đông cử tri  đông đồng hương Việt Nam mong muốn.

Thiện Ý
Houston, ngày 9 Tháng 11 năm 1013
    


Nhận định: NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NGÂN SÁCH TẠI HOA KỲ.



Nhận định:
NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NGÂN SÁCH  TẠI HOA KỲ.

Thiện Ý

       Như vậy là cuộc khủng hoảng ngân sách tài khóa 2014 của quốc gia Liên Bang Hoa kỳ đã chấm dứt sau 16 ngày kể từ ngày 1-10-2013, sau khi Dự luật ngân sách ngắn hạn do Thương viện đề xuất, được lưỡng viên Quốc hội Liên Bang Hoa Kỳ thông qua và đã được Tổng Thống Barack Obama ký ban hành thành đạo luật vào ngày 16-10-2013, chỉ một ngày trước hạn kỳ chót  để tránh nguy cơ vỡ nợ do mất khả năng chi trả tài chánh của chính phủ Hoa Kỳ.
    Đạo luật ngân sách tài chánh 2014 vừa được Tổng Thống Barack  Obama  ban hành đã có hiệu lực tức thì cho phép nâng mức trần nợ công và các công sở chính quyền Liên bang mở cửa trở lại ngay lập tức. Tuy nhiên, đạo luật này chỉ có hiệu lực thi hành trong ngắn hạn, cho phép giới hạn nâng mức trần nợ công đến 16,7 nghìn tỷ USD cho tới ngày 7/2/2014 và cấp tiền cho chính phủ hoạt động tới ngày 15/1/2014.Bởi vì theo đạo luật này, một tiểu ban sẽ được thành lập để soạn thảo một ngân sách cho thời gian còn lại của năm 2014.
    Nguyên nhân nào đã đưa đến cuộc khủng hoảng ngân sách và đã để lại hệ quả gì sau 16 ngày bị khủng hoảng ngân sách?

I/-NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG NGÂN SÁCH.
     Nguyên nhân là vì Dự luật ngân sách chi thu tài khóa 2014 do chính phủ thuộc đảng Dân Chủ đệ trình đã không được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua trước ngày 1-10-2013 chấm dứt tài khóa 2013. Bởi vì tại Hạ Viện, phe Dân chủ chiếm thiếu số nên không vượt được nỗ lực ngăn cản Dự luật của phe Công Hòa chiếm đa số. Nỗ lực  ngăn cản dự luật ngân sách của đảng Cộng Hòa dựa trên lý do chính phủ chi tiêu quá nhiều làm thâm thủng ngân sách quốc gia, cần phải giảm chi, trong đó có việc cắt bỏ chi tiêu cho việc thực hiện Luật Cải Tổ Y Tế thường gọi là Obamacare, bằng cách lui lại một năm thực hiện Đạo luật này. Đảng Cộng Hòa coi việc cắt bỏ này như điều kiện tiên quyết để Dự thảo Luật Ngân Sách Tài Khóa 2014 được thông qua. Thế nhưng Tổng Thống Obama và Đảng Dân Chủ thì kiên quyết không chấp nhận điều kiện này, mà quyết tâm thực hiện cho kỳ được một chính sách xã hội lớn tốn nhiều công sức mới thành đạt của mình. Đôi bên Công Hòa và Dân Chủ đã cố thủ bằng mọi giá trong 16 ngày qua, bất kể mọi hệ quả cho nhân dân, đất nước và cho thế giới.Nhưng cuối cùng chẳng đặng đừng, Đảng Cộng Hòa đã nhận chịu sự thất bại tạm thời, chấp nhận thông qua Dự luật Ngân Sách ngắn hạn, tạm thời chấm dứt cuộc khủng hoảng như mọi người đã biết.

II/- HỆ QUẢ KHỦNG HOẢNG NGÂN SÁCH.
      Hệ quả tức thời ngay trong ngày đầu của cuộc khủng hoảng 16 ngày là một phần các cơ quan chính phủ Liên bang bị đóng cửa đưa đến tình trạng hàng trăm ngàn công chức Liên bang phải nghỉ việc không lương. Hệ quả đầu tiên này đã ảnh hưởng giây chuyền gây ra những hệ quả kinh tế, tài chánh, xã hội khác không chỉ trong phạm vi Hoa Kỳ mà gây mối quan tâm lo ngại trên toàn thế giới, kéo dài trong suốt 16 ngày sau đó.
      Theo Moody’s, một cơ quan thẩm định tài chánh quốc tế cò uy tín, thì thỏa thuận giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã giúp tránh được một  “thảm họa », song chính quyền Mỹ còn nhiều vấn đề phải giải quyết, đặc biệt là từ nay đến giữa tháng 12/2013, cần phải đạt được thỏa thuận về ngân sách trong dài hạn.Hệ quả không tránh khỏi là sau 16 ngày khủng hoảng chính trị và ngân sách đã làm mức tăng trưởng của Hoa Kỳ sẽ bị mất đi 0,5 điểm trong quý bốn 2013, song chỉ gây ra những thiệt hại ở mức độ hạn chế đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Trong cuộc khủng hoảng ngân sách thời kỳ 1995 – 1996, tổng thời gian đóng cửa của các công sở chính quyền Liên bang lên tới 21 ngày và tăng trưởng của Mỹ đã bị mất đi 2,6% trong giai đoạn từ quý ba năm 1995 đến quý một năm 1996. Thế nhưng, sang đến quý hai năm 1996, tăng trưởng đã tăng vọt 7,2%.
      Một cơ quan thẩm định tài chính quốc tế khác là  Standard & Poor’s,thì nhận định cuộc khủng hoảng 16 ngày đưa đến sự thiệt hại lên đến 24 tỷ đô la, còn thỏa thuận đạt được tại Quốc hội lưỡng viện mới chỉ là định ra khuôn khổ cho các cuộc thương lượng trong những tuần tới cho một ngân sách dài hạn.
   Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thì cho rằng cuộc khủng hoảng do các cuộc tranh cãi ở Quốc Hội đã làm cho tình hình kinh tế xã hội trở nên bất ổn, ngăn cản tuyển dụng việc làm, trong lúc tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao là 7,3% trong tháng Tám vừa qua.Về tài chánh, lãi suất của công trái ngắn hạn Mỹ sẽ tăng, làm cho dịch vụ nợ của chính phủ Hoa Kỳ trở nên nặng nề hơn.
     Mặt khác, cuộc khủng hoảng chính trị và ngân sách tại Hoa Kỳ trong 16 ngày qua, dù chưa gây tác hại thực tế cho nên kinh tế tài chánh toàn cầu, nhưng cũng đã gây lo ngại cho nhiều quốc gia. Bởi vì nếu cuộc khủng hoảng không kết thúc kịp thời, cái  giá phải trả về mặt kinh tế, rất khó định lượng do ảnh hưởng của vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của nước Mỹ. Điều xem ra có vẻ nghịch lý là nước Mỹ được coi là giầu có nhất thế giới nhưng cũng là con nợ đã đạt mức trần nợ cao nhât thế giới, nhưng thực tế lại đóng vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Vì sao?
      Theo các nhà kinh tế lý giải, tính đến Tháng 9 năm 2013, thì đồng Mỹ kim được dùng làm phương tiện giao dịch ngoại tệ chiếm 87% luồng giao dịch toàn cầu.Trên phương diện mậu dịch, cán cân thương mại Mỹ càng bị thâm hụt thì đồng dollar Mỹ càng là khí cụ giao hoán phổ biến cho thế giới. Đồng thời, nhờ chiều kích sâu rộng, ổn định của thị trường tài chánh Mỹ, đồng dollar Mỹ trở thành ngoại tệ dự trữ được sử dụng nhiều nhất.Việc vay nợ chỉ là cách mượn vốn làm ăn của Hoa Kỳ theo kiểu “mượn đầu heo nấu cháo”.Nợ là nợ quốc gia (công trái),nhưng công việc kinh doanh của cá nhan các nhà tư bản và các tập đoàn tư bản thì vẫn phát đạt, đem về nhiều lợi nhuận. Nợ thì nợ nhưng nhiều nước chủ nợ vẫn sẵn sàng cho vay thêm nữa vì biết chắc Mỹ có khả năng chi trả trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Do đó, bất cứ sự biến động nào trong nền tài chánh Hoa Kỳ đều có ảnh hưởng đến kinh tế tài chánh toàn cầu khiến người ta phải lo ngại.
      Chính vì vậy mà hai nước chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ hiện nay là Trung Quốc (với số nợ gần 1 ngàn tỷ 300 triệ) )và Nhật Bản (với số nợ hơn 1 ngàn tỷ 100 triệu) đã tỏ ra vui mừng khi thấy Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc khủng hoảng ngân sách tài chánh vừa qua .Bắc Kinh là "chủ nợ" lớn nhất của Mỹ  nên sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành Luật Ngân Sách,chấm dứt tình trạng một phần các cơ quan chính phủ Liên bang bị "đóng cửa" và nâng cao mức trần nợ của Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17/10/2013 đã tuyên bố hoan nghênh, cho rằng sự kiện đó sẽ góp phần ổn định kinh tế toàn cầu. 
       Tựu chung, ngoài những hệ quả trước mắt cũng như lâu dài, tính được bằng những con số, công luận cho rằng có một hậu quả trừu tượng quan trọng không tính được là niềm tin của nhân dân Hoa Kỳ  đối với các vị dân cử thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ. Qua cuộc khủng hoảng này  người ta thấy những người đại diện cho họ trong cơ chế lập pháp Quốc hội Hoa Kỳ đã coi nhẹ lợi ích nhân dân, đất nước trên lợi ích phe đảng. Vì lợi ích này các vị dân cử đã hành động bất chấp mọi hệ quả cho dân cho nước.Trong hiện vụ, sự oán giận, mất niềm tin của nhân dân có lẽ đã trút lên đầu các vị dân cử thuộc đảng Cộng Hòa. Vì họ đã sử dụng cơ chế dân chủ của nước Mỹ như một trò chơi dân chủ đầy tốn kém mà mọi hậu quả sau cùng đổ lên đầu đa số những người dân phải đóng thuế để trang trải, ít ra là trang trải 24 tỷ dollar thiệt hại do cuộc khủng hoảng ngân sách kéo dài 16 ngày qua. Sự mất niềm tin và oán giận của nhân dân có lẽ sẽ được thể hiện phần nào trong kết quả các cuộc bầu cử người đại diện vào Quốc hội cũng như các cơ quan dân cử Liên Bang và Tiểu bang trong những năm tháng tới đây./.
Thiện Ý
Houston, ngày 18 Tháng 10 năm 2013