THƯ ĐỀ NGHỊ:
QUỐC HỘI VIỆT NAM CẦN LÀM “LUẬT ĐỒNG TÍNH SỐNG
CHUNG ” ÁP DỤNG RIÊNG CHO NHỮNG CẶP ĐỒNG TÍNH SỐNG CHUNG.
Kính
thưa Quốc Hội Việt Nam,
Chúng tôi nhận thức rằng:
1.- Đồng tính luyến ái, dù muốn hay không đã là một thực trạng xã hội liên quan đến đời sống, tâm tư, tình cảm, hạnh phúc
của một số cá nhân và trở thành vấn nạn xã hội cần được mọi người quan tâm và
các nhà cầm quyền phải có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng.
2.- Đồng tính luyến ái là một hiện tượng xã hội đã phát sinh từ lâu nơi đời sống của một số cá nhân không bình thường về
thể chất,tâm sinh lý, qua nhiều thời đại bị che dấu vì coi đó là một hiện tượng
trái qui luật tự nhiên, có hại cho giống nòi, vi phạm đạo đức, luân lý xã hội,
hay là điều tội lỗi bị kết án theo tôn giáo.
Thế nhưng, theo tiến trình phát triển
của con người và xã hội loài người theo chiều hướng các quyền dân chủ, dân
sinh, nhân quyền phải được tôn trọng, bảo vệ và hành xử, để mọi người không
phân biệt giai tầng xã hội,sắc tộc, tín ngưỡng hay tôn giáo có quyền tự do mưu
cầu hạnh phúc cá nhân bằng mọi cách, miễn không xâm phạm đến quyền lợi chính
đáng và hợp pháp của các cá nhân khác, không phương hại đến trật tự an toàn xã
hội.
Trong
thời đại hiện nay, chiếu hướng phát triển trên đã đạt tình trạng phổ quát trên
phần đông các quốc gia dân chủ trên thế giới. Và vì vậy, hiện tượng “Đồng tính luyến ái” đã không còn bị
che dấu và kết án như xưa, mà nay đã được cảm thông, công khái hóa ở nhiều nơi
và vẫn đang có nỗ lực vận động, tranh đấu cho quyền được hợp pháp hóa cuộc sống
chung giữa các cặp đồng tính luyến ái. Một số quốc gia,trong đó có Việt Nam cũng
mới manh nha ý định hợp pháp hóa các cuộc sống chung giữa hai người đồng tính bằng
việc áp dụng định chế “hôn nhân lưỡng
tính” (The both sexes, hermaphrodite
marriage), gọi là “Hôn nhân đồng
tính”(Homosexual marriage, The same
sex Marriage) nên mới có đề nghị sửa đồi Luật Hôn Nhân lưỡng tình hiện hành
theo chiều hướng này.
4.-
Đến đây, một vấn đề đặt ra: Tại sao các nhà làm luật không nghĩ đến một định
chế khác hơn, thay vì gán ghép định chế hôn nhân lưỡng tính cho những cặp đồng
tính sống chung như vợ chồng nhưng không thể là vợ chồng như hôn nhân lưỡng
tính?
Nghĩa là cần có một định chế khác hơn
cho các cặp đồng tính sống chung, là vì
có sự khác biệt hoàn toàn về mục đích
và ý nghĩa của sự sống chung trong hôn nhân giữa hai người khác phái
tính (nam và nữ) với cuộc sống chung
(không phải là hôn nhân) giữa hai
người đồng phái tính (Nam & Nam hay
Nữ & Nữ):
- Sống chung giữa hai người nam & nữ trong hôn nhân lưỡng tính: là sự
luyến ái tự nhiên theo qui luật âm dương, để tìm hạnh phúc trong khoái cảm được
thỏa mãn tình dục tự nhiên (tâm sinh lý
phổ quát với mọi người) có ý nghĩa làm tiền đề cho sự truyền sinh (đẻ ra con cái), để duy trì và phát triển
lành mạnh sự sống con người trên hành tinh này, như những người kế thừa có năng
lực làm chủ xã hội loài người, làm chủ thiên nhiên, vũ trụ…
- Trong khi cuộc sống chung giữa hai người đồng tính nam
& Nam hay nữ & nữ là sự luyến ái trái qui luật âm dương, để tìm hạnh phúc trong khoái cảm
được thỏa mãn tình dục trái tự nhiên (do
tâm sinh lý đặc thù của một số người do
bẩm sinh hay hoàn cảnh sống tạo nên), không có ý nghĩa truyền sinh dù khi
sống chung cũng có nhu cầu muốn có con cái, song phải thỏa mãn bằng cách khác (như xin
nhận con nuôi) từ nguồn hôn nhân lưỡng tính.
Mặc dầu cuộc sống chung giữa hai người
đồng tính nam & Nam
hay nữ & nữ cũng có những điểm tương đồng
với cuộc sống chung giữa hai người nam & nữ trong hôn nhân lưỡng
tính như:
- Cùng sống chung, ngủ chung,
ăn chung sinh hoạt hàng ngày như một gia đình trong hôn nhân lưỡng tính dưới
một mái nhà.
- Cùng có tài sản chung hay
tài sản riêng, với các thu nhập, chi phí chung và riêng cho các nhu cầu chung
sống, sinh hoạt hàng ngày.
- Và cũng có những bất đồng
trong cuộc sống chung đưa đến những mâu thuẫn, xung đột có thể đưa đến kết thúc
sự sống chung với các hệ quả phải giải quyết về thực tế cũng như pháp lý tương
tự như cặp hôn nhân lưỡng tính một khi phải ly hôn không thể tiếp tục sống
chung.
Thế
nhưng, thật ra những điểm tương đồng chung chung như trên không phải là động
lực chủ yếu của những cặp đồng tính sống chung đòi được hợp pháp hóa như định
chế hôn nhân lưỡng tính.Theo nhận định của chúng tôi có lẽ những quyền lợi về
tài sản và phúc lợi xã hội có được từ cuộc sống chung có tính ổn định, lâu dài
của hôn nhân lưỡng tính, khiến những cặp đồng tính sống chung cũng muốn được
bảo đảm về mặt pháp lý bằng định chế hôn nhân lưỡng tính. Có lẽ vì vậy mà trong
cuộc phỏng vấn của ABC News hôm Thứ Tư 11-5-2012 Tổng Thống Obama của Hoa Kỳ đã
nói đại ý rằng trước đây Ông ta do dự
một phần vì nghĩ rằng những cặp đồng tính chỉ cần được sống chung là đủ, nay
thì cần một định chế cung cấp các quyền như là quyền chữa trị bệnh tật… Trong khi một bà đồng tính ở Cedar Rapids nhận xét:
lời lẽ của ông Obama là rất quan trọng, vì bà và người bạn đồng tính sống chung
biết rằng hôn thú có nghĩa gì với những cặp cùng giới tính - sau khi mất viêc
trong năm qua, bà và con nuôi đuợc hưởng các phúc lợi từ bảo hiểm của ngườì bạn
đồng tính sống chung này.
Tuy
nhiên, tất cả những điểm tương đồng dù có là động lực chủ yếu hay không chủ yếu
nêu trên của những cặp đồng tính sống chung, vẫn có thể được giải quyết bằng
một định chế khác hơn là gán ghép vào định chế hôn nhân lưỡng tính hiện hành.
Đó là công việc của các nhà làm luật Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang
có và muốn giải quyết vấn nạn xã hội này nói chung .
* Vì vậy
chúng tôi đề nghị cụ thể:
1.- Các đại biểu Quốc hội hay Ủy Ban Pháp Luật
Quốc Hội Việt Nam có thể đệ trình dự án luật để được quốc hội thông qua
thành luật, chẳng hạn “Luật Đồng Tính Sống Chung ” (The Law on homosexsual Persons Act) áp dụng riêng cho những người
đồng tính sống chung.
2.-Nội dung “Luật Đồng Tính Sống Chung” cần định nghĩa rõ mục
đích và ý nghĩa cuộc sống chung giữa hai người đồng tính, tương quan quyền lợi
và nghĩa vụ sống chung, chế độ sở hữu tài sản (cộng đồng, biệt sản), sự tạo mãi, thu nhập, xử dụng, phân chia (khi có tranh chấp hay chấm dứt sống
chung…), lập di chúc, thừa kế,chế độ nhận con nuôi chung (đồng cha nuôi hay đồng mẹ nuôi) hay
riêng (Nếu chỉ một trong hai người nhân
con nuôi)…..
3.- Theo thủ tục lập pháp hiện hành của
Việt Nam,
nếu sau khi được Quốc hội thông qua, “Luật Đồng Tính Sống Chung” sẽ được
Chủ tịch Nước ban hành để trở thành luật có tính cưỡng hành đối với tất cả
những cặp đồng tính sống chung. Có thể coi đây là một kết ước dân sự phổ
quát (Civil contract) khác với kết
ước dân sự đặc thù của hôn nhân lưỡng tính (civil marriage) là sự kết hôn (join
in marriage) hay kết duyên (join in
wedlock, become husband and wife) giữa một người nam và một người nữ. vì
vậy không thể gọi cuộc “sống chung” giữa hai người đồng tính là “hôn
nhân” (mà phải gọi bằng ngôn từ khác
hơn cho đúng thực chất,như “đồng tính sống chung” chẳng hạn) và đừng cưỡng
ép vào định chế hôn nhân lưỡng tính hiện hành.Và vì vậy, chỉ có các cặp lưỡng
tính sống chung như vợ,có lập hôn thú hay không (hôn nhân thực tế) có con cái hay không mới phải tuân thủ và được
bảo vệ của luật hôn nhân và gia đình (The law on marriage and family) hiện hành tại Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ rằng, đây là giải pháp hợp tình, hợp lý có tính dung hòa
những quan điểm bất đồng sâu xa trong xã hội, mà các nhà làm luật Việt Nam cũng
như một số nước khác có chung vấn nạn đồng tính sống chung, cần gấp rút soạn
thảo luật lệ riêng áp dụng cho những cặp đồng tính sống chung. Có như thế mới chấm dứt được tình trạng phân
hóa, bất bình trong đa số quần chúng nhân dân không muốn hợp pháp hóa sự sống
chung của các cặp đồng tính bằng định chế hôn nhân lưỡng tính . Đồng thời, sớm ổn định được tình trạng pháp lý cho thiểu
số những người đồng tính có nhu cầu sống
chung để mưu cầu hạnh phúc cá nhân, với các quyền và lợi ích hợp pháp được Hiến
Pháp công nhận và cần được luật pháp bảo
vệ...
Chúng tôi hy vọng và tin tưởng, vì lợi ích
cho mọi cá nhân, sự bền vững gia đình truyền thống tốt đẹp trong xã hội Việt
Nam và cả nhân loại, những đề nghị trên đây của chúng tôi sẽ được Quốc hội Việt
Nam quan tâm cứu xét và thực hiện thành luật riêng cho các cặp đồng tính sống
chung càng sớm càng tốt.
Houston,
ngày 12 Tháng 8 năm 2012
Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.