Tuesday, December 31, 2013

Nhận định: LÊ HIẾU ĐẰNG ĐÃ NHẬN RA ĐƯỢC VẤN ĐỀ, NHƯNG CÁCH GIẢI ĐỀ VẪN KHÔNG THOÁT ĐƯỢC VÒNG KIM CÔ CỦA CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM.



Nhận định:
LÊ HIẾU ĐẰNG ĐÃ NHẬN RA ĐƯỢC VẤN ĐỀ, NHƯNG CÁCH GIẢI ĐỀ VẪN KHÔNG THOÁT ĐƯỢC VÒNG KIM CÔ CỦA CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM.

·       Bài nhận định này chúng tôi viết cách nay 2 năm (14-12-2011) sau khi đọc bài tham luận“ Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992”  của đảng viên CS Lê Hiếu Đằng, người mới đây công khai “phản tỉnh” qua bài “Viết trong những ngày nằm bịnh”. Chúng tôi đã có bài nhận định “ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN LÊ HIẾU ĐẰNG ĐÃ PHẢN TỈNH THẬT HAY CHỈ LÀ CÒ MỒI CHO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM?”. Nay chúng tôi xin gửi lại bài cũ này để đọc giả tham khảo thêm.
              Houston, ngày 23 tháng 8 năm 2013
                                     Thiện Ý
  **************************************
      

* Qua mạng lưới truyền thông internet toàn cầu, chúng tôi có đọc được bài tham luận ngày 30-11-2011 của Ông Lê Hiếu Đằng tựa đề: “ Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992” mà ông đã đọc trong một cuộc hội thảo ở Sài gòn về “ Tổng kết việc thực hiện và kiến nghị sửa đổi hiến pháp”. Chúng tôi rất muốn viết một bài nhận định chi tiết đầy đủ hơn về bài tham luận này, song vì lý do sức khỏe nên chỉ xin đưa ra một nhận định tổng quát, rằng cựu sinh viên Việt cộng nằm vùng Lê Hiếu Đằng, qua bài tham luận cho thấy Ông đã nhận ra được vấn đề (Việt Nam cần phải có dân chủ đa nguyên), nhưng cách giải đề vẫn không thoát khỏi vòng Kim Cô của Cộng đảng Việt Nam (Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ) Nghĩa là cách sửa Hiến pháp vẫn không được đụng chạm đến quyền lãnh đạo duy nhất và độc tôn của “Đảng Cộng sản Việt Nam” (ngụy danh) trong chế độ độc tài toàn trị “ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngụy nghĩa).
     Chúng tôi sẽ lần lượt trình bầy:
-       Vì sao Lê Hiếu Đằng nhìn ra được vấn đề?
-       Vì sao cách giải đề của Lê Hiếu Đằng vẫn không thoát được vòng kim cô của Cộng Đảng Việt Nam?

I/- VÌ SAO LÊ HIẾU ĐẰNG NHÌN RA ĐƯỢC VẤN ĐỀ?
     Đó là vấn đề vì sao Việt Nam cần phải có dân chủ đa nguyên?
     Lê Hiếu Đằng, cũng như nhiều sinh viên Việt cộng nằm vùng khác, không phải cho đến bây giờ, mà có lẽ sớm hơn, chỉ vài ba năm sau ngày Việt cộng cưỡng chiếm được Miền Nam đã nhìn ra ngay được vấn đề, nhờ được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản, khai phóng của chính quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, được “Ăn cơm quốc gia…”, được tự do xuống đường biểu tình chống “chính quyền Mỹ Ngụy”, để có kiến thức, năng lực nhận định, đánh giá thực tế dưới chế độ mà Ông và những kẻ nằm vùng như ông từng ngưỡng vọng: chế độ xã hội chủ nghĩa.
         Tôi không quen Lê Hiếu Đằng, nhưng biết một số các hoạt động của ông qua một số người bạn sinh viên gốc Quảng Đà, cho thấy Ông là một “đảng viên Cộng sản chân chính” theo nghĩa là thực lòng tin tưởng vào lý tưởng cộng sản là cao đẹp,nên đã phấn đấu rèn luyện nhân cách một đảng viên đủ phẩm chất và năng lực thực hiện mô hình xã hội chủ nghĩa tốt đẹp như lý luận Marxist- Leninnist: “một xã hội không còn cảnh người áp bức, bóc lột người, mọi người lao động theo năng lực, hưởng theo lao động” (xã hội chủ nghĩa) và sống với nhau trong tình hữu ái, tiến tới xã hội cộng sản viên mãn “Thiên đường cộng sản(không còn nhà nước, mọi người lao động tự giác theo năng lực và hưởng theo nhu cầu...!?!) Chính vì vậy mà Lê Hiếu Đằng đã nhiều lần tỏ ra thất vọng, phẫn nộ trước thực tế phũ phàng sau ngày 30-4-1975. Đằng và những kẻ “giác ngộ cách mạng” (lầm) như ông đã chỉ còn biết “ngậm bồ họn làm ngọt”, phản kháng  âm thầm hay công khai qua công thức “phê va tự phê” của “Đảng”.Tỷ như lên tiếng cách này hay cách khác mỗi khi có dịp, phê phán những sai lầm chính sách hay hành động sai trái, tiêu cực của cán bộ đảng viên trong bộ máy đảng và nhà nước và phàn nàn về những thối nát, bất công xã hội. Tất nhiên, đây chỉ là những hành động đấu tranh nội bộ, có tính xây dựng để bảo vệ sự trong sáng, vững mạnh cho “Đảng ta” tiếp tục độc quyền lãnh đạo nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.
     Thành ra sau 36 năm theo “Đảng” xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lê Hiếu Đằng đã nhìn ra được vần đề, đúng như 12 nhận định chính xác và sâu sắc về 12 điểm đề nghị  trong bài viết “LÊ HIẾU ĐẰNG VÀ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992” của Đỗ Thái Nhiên (Ls Nguyễn Phương Minh), một đồng môn, đồng nghiệp và cũng là một người bạn thân quen từ lâu, thời sinh viên cũng như sau này là đồng tù, đồng bị một đồng môn, đồng nghiệp là Ls Đỗ Hữu Cảnh(bí danh Ba Sơn nằm vùng như Lê Hiếu Đằng), bắt bỏ tù về đồng tội “Phản động”. (Nguyễn Phương Minh thì bị Cảnh chặn bắt trên đường với lời đe dọa đại ý “Tôi có súng, nếu ông bỏ chậy tôi sẽ bắn…”. Còn tôi thì được Cảnh đích thân xuống Vĩnh Long bắt đưa vào khám một đêm (22-10-1978), để sáng mai đưa về Sài gòn cho nổ vụ án “Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam”. Câu đầu tiên tôi nói với Cảnh “Anh cảnh à, anh có lý tưởng của anh, tôi có lý tưởng của tôi…” . Cảnh chặn ngang “Anh đừng gọi tên tôi”. (Cho đến giờ này tôi vẫn không hiểu vì sao Cảnh lại nói câu này với tôi?).
      Và cũng đúng với một điểm nhận định trong phần kết luận bài viết này, rằng “Lê Hiếu Đằng trong một tiểu luận góp ý đã kiên nhẫn giới thiệu và đề cao dân chủ đa nguyên đến 12 lần. Đó là lý do thầm kín và là nội dung cốt lõi mà, theo dòng suy nghĩ của người đọc, tác giả Lê Hiếu Đằng muốn ký gửi trong bài viết “Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992”.

II/-VÌ SAO CÁCH GIẢI ĐỀ CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG VẪN KHÔNG THOÁT ĐƯỢC VÒNG KIM CÔ CỦA CỘNG ĐẢNG VIỆT NAM?
      Qua bài nhận định, phân tích khá đầy đủ, chính xác và sâu sắc của Đỗ Thái Nhiên về 12 điểm để nghị trong bài tham luận của Lê Hiếu Đằng đã cho thấy một thực trạng trong hàng ngũ  những kẻ từng bị Việt cộng lừa mị, lợi dụng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần dấn thân đấu tranh cho những lý tưởng cao cả (độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, tư do, dân chủ, xã hội công bằng…) lối kéo vào “Phong trào thanh niên, sinh viên đấu tranh chống Mỹ -Thiệu” quấy rối ở Thủ đô Sài gòn và các thành thị Miền Nam trước 30-4-1975.
      Thực trạng đó là:
 - Trước ngày 30-4-1975, những người như Lê Hiếu Đằng và một số sinh viên gốc “Quảng Đà” như Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Đăng Liêm,Trịnh Đình Ban, Huỳnh Kim Báu…nói riêng, những thanh niên sinh viên học sinh tham gia cái gọi là “Phong trào chống Mỹ cứu nước” nói chung, đã:
-       Lầm tưởng rằng nhà cầm quyền trong chế độ độc tài đảng trị  xã hội chủ nghĩa Miền Bắc, mang bảng hiệu trá hình là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”, là một chính quyền độc lập, chính thống, tiếp nối truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm, trước chống pháp, nay “chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân” …như luận điềm tuyên truyền lừa mị của Việt cộng.(được định vị dưới bảng hiệu chế độ trên các giấy tờ văn thư “Độc lập -Tự do - Hạnh phúc”)
-       Lầm tưởng rằng đảng cầm quyền (Cộng đảng trá hình dưới tên Đảng Lao Động Việt Nam) và nhà cầm quyền trong chế độ độc tài toàn trị Miền Bắc có tinh thần và phẩm chất phục vụ đất nước, dân tộc và nhân dân quên mình; Và nhờ đó nhân dân Miền Bắc được sống trong “độc lập-tự do-ấm no-hạnh phúc” (bánh vẽ) hơn nhân dân Miền Nam phải sống dưới ách nhà cầm quyền tham nhũng thối nát, trong một xã hội đầy rẫy áp bức, bất công ở Miền Nam (cường điệu hóa để kích động căm thù đấu tranh giai cấp…).
- Thế nhưng, sau ngày 30-4-1975, những kẻ hoạt động nằm vùng như Lê Hiếu Đằng, lúc đầu có hăng say lao vào các hoạt động xây dựng chế độ mới với thiện chí, song chẳng bao lâu, chính thực tế đã làm họ đi từ bất mãn, đến “phản tỉnh” công khai hay dấu mặt. Phản tỉnh khi thấy thực tế hoàn toàn trái ngược với những gì mà Việt cộng đã tuyên truyền lừa mị trước đây để đưa họ vào con đường lầm lạc.
      Phản tỉnh để thấy rằng:
-       Nhà cầm quyền trong chế độ độc tài đảng trị xã hội chủ nghĩa Miền Bắc, không chính thống, không độc lập mà lệ thuộc, chỉ là công cụ tri tình (tình nguyện) cho quốc tế cộng sản,cụ thể là làm công cụ tiến hành “chiến tranh cách mạng” (Đỏ) để mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc Đỏ Nga-Tầu. Thực hất cũng như thực tế rước sau, cuộc kháng chiến chống Pháp hay chống Mỹ do Cộng Đảng Việt Nam phát động và tiến hành, không phải giành độc lập cho Dân tộc Việt Nam, mà chỉ là làm “nhiệm vụ cho quốc tế cộng sản”,nhuộm đỏ dất nước, xích hóa dân tộc mà thôi.(Vì tính chất hai cuôc chiến hoàn toàn khác nhau…)
-       Chính quyền dân chủ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam mới thực sự là chính thống quốc gia, có độc lập chủ quyền và vì muốn giữ vững độc lập chủ quyền mà người đứng đầu chính quyền ấy là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị ngoại bang sát hại, để sau đó bị lệ thuộc và bị ngoại bang biến chính quyền sau đó thành công cụ, song là “công cụ bị cưỡng ép” hoàn toàn khác với nhà cầm quyền Miền Bắc đã là “Công cụ tri tình” cho ngoại bang.
-       Sau khi thống trị cả nước, nhà cầm quyền trong chế độ độc tài toàn trị, đã phục vụ đất nước, dân tộc và nhân dân tồi tệ hơn nhiều so với nhà cầm quyền trong chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây ở Miền Nam Việt Nam. Và do đó nhân dân cả nước đã và đang phải sống trong cảnh mất “độc lập-tự do”, đời sống đa số nhân dân không “ấm no, hạnh phúc”, so với đời sống “siêu ấm no, hạnh phúc” của thiểu số giai cấp thống trị độc quyền là các cán bộ, đảng viên cộng sản có chức, có quyền thế, làm giầu bất chánh bằng cửa quyền, tham nhũng,hối mại quyền thế, móc ngoặc, trong một xã hội thối nát, đầy rẫy áp bức, bóc lột, bất công và sự cách biệt giầu nghèo còn đáng phẫn nộ gấp trăm ngàn lần hơn so với nhân dân sống dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp trước đây; và nếu so với  nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Hòa và khung cảnh xã hội Miền Nam trước đây, thì lại là niềm an ủi, nuối tiếc cho người dân nào từng sống ở Miền Nam, rằng dẫu sao đó là thời kỳ vàng son với họ, muốn được sống lại trong cái chế độ, xã hội mà những người như Lê Hiếu Đằng đã lên án, bất mãn đi theo Việt cộng, cũng không thể tìm lại được, chỉ còn biết ngưỡng vọng đến tương lai “hậu cộng sản” mà thôi
         Giờ đây, qua thực tế sinh động, chắc ông Lê Hiếu Đằng và những thanh niên, sinh viên, học sinh năm xưa tham gia “Phong trào chống Mỹ cứu nước”  trong thâm tâm đã nhìn nhận sự thất bại hoàn toàn của con đường “Độc tài nhất nguyên xã hội chủ nghĩa” và thừa nhận con đường “Dân chủ đa nguyên tư bản chủ nghĩa” là xu thế tất yếu của thời đại, đáp ứng đúng nguyện vọng của toàn dân, phù hợp với chiều hướng phát triển của thực tiễn và lịch sử Việt Nam cũng như toàn cầu.
     Thế nhưng, trong thân phận những kẻ đã “Chót nhúng tay vào chàm”, dù biết đã chọn phải con đường sai lầm, phản dân hại nước, song  có thể vì hèn nhát,hay là sự toan tính không ngoan thấy bất lực không dám “Húc đầu vào đá”, không muốn mất quyền lợi đang có, vì tương lai cuộc sống gia đình không muốn phải chung số phận với những “đồng chí phản đảng” bị kết tội “phản động” phải vào tù, nên Lê Hiếu Đằng chỉ dám góp ý theo kiều nửa vời, Đỏ vỏ xanh lòng hay “Nủa nạc, nửa mỡ”, khi góp ý kiến vẫn phải viết theo “Lề phải”, tránh né, luồn lách để không vi phạm vào những tín điều cấm kỵ, tỷ như Điều 4 Hiến Pháp, chỉ dám đề nghị “sửa” mà vẫn không “đổi” vị thế độc quyền thống trị của đảng Cộng sản việt nam thành dân chủ đa nguyên đa đảng
    Và vì vậy, Lê Hiếu Đằng vẫn không dám nói thẳng, nói thật lòng mình, chỉ dám đề nghị “sửa” Hiến pháp hiện hành trong khuôn “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” sao cho các quyền dân chủ, dân sinh được nhà nước tôn trọng theo kiều “người dân (là chủ) phải xin cho, để được Nhà nước (là chủ dân) ban ơn”, mà không dám đề nghị “đổi”, ít ra là một vài điều căn bản, tỷ như Điều I và Điều 2 liên quan đến bảng hiệu chế độ độc tài toàn trị “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”
( ngụy nghĩa) có đề nghị “Đổi” (qua Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) nhưng chỉ là đổi vỏ, còn cái ruột chế độ là Điều 4 Hiến Pháp về vai trò lãnh đạo độc tôn, độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam….. vẫn không dám đụng tới mà phải nói theo kiểu “nói gần nói xa, chẳng dám nói thật” như thế.
    Sau đây xin gửi kèm bài nhận định về “Dự định sửa đổi Hiến pháp hiện hành của quốc hội Cộng sản Việt Nam”, mặc dầu chúng tôi đã viết từ năm trước (2010), song thấy còn giá trị thời sự, xin được gửi đến quý độc giả để tham khảo và đối chiếu với thực tế và phản biện phần nào bài tham luận “ Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992”của ông Lê Hiếu Đằng.(Xin mở Attach)

Thiện Ý
Houston, ngày 14 tháng 12 năm 2011
* * * * * * * *

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.