Tuesday, December 31, 2013

NHẬN ĐỊNH LẠC QUAN VỀ TÌNH HÌNH SYRIA SẮP TRỞ THÀNH HIỆN THỰC.



NHẬN ĐỊNH LẠC QUAN VỀ TÌNH HÌNH SYRIA SẮP TRỞ THÀNH HIỆN THỰC.
Thiện Ý
         Trong bài nhận định ngày 8-9-2013 vừa qua dưới nhan đề “Liệu Hoa Kỳ có đơn phương trừng phạt chính quyền Syria hay không”, chúng tôi đã lần lượt trình bầy và phân tích  “Những yếu tính cho một quyết định trừng phạt Syria có chính nghĩa”(Tính chính đáng, chính danh, hợp pháp) và kết quả chưa ngã ngũ,còn nhiều bấp bênh của những nỗ lực vận động quốc nội (Lưỡng viện Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ) cũng như quốc tế (Các chính phủ và công luận thế giới…) của Tổng Thống Barack Obama và các nhân vật trong nội các có trách nhiệm như như Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry, Bộ Trưởng Quốc Phòng Chudk Hagel và Chủ Tịch Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ Tướng Martin Dempsey, nhằm tìm hậu thuẫn cho một quyết định trừng phạt Syria bằng biện pháp quân sự.
     Sau khi trình bầy và phân tích các chủ điểm như trên, chúng tôi đã nêu câu hỏi Trong những ngày tới đây, câu hỏi được đặt ra là, nếu Hội Đồng Bảo An LHQ không thông qua được nghị quyết cho phép trừng phạt Syria (gần như là chắc chắn không thể), liệu Hoa Kỳ có đơn phương hay liên kết với Pháp và một số nước đồng minh khác sử dụng biện pháp quân sự trừng phạt Syria hay không?”. Chúng tôi đã đưa ra  ba căn cứ mà Tổng Thống Obama có thể lựa chọn quyết định trừng phạt hay không trừng phạt Syria:
-         Nếu được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ hậu thuẫn mạnh mẽ  với đa số tuyệt đối thông qua một nghị quyết cho phép trừng phạt Syria có giới hạn và được đa số nhân dân Hoa Kỳ ủng hộ.
-          Nếu Nghị quyết trừng phạt Syria chỉ được lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua với đa số tương đối, cùng với đa số nhân dân Hoa Kỳ qua các cuộc thăm dò không tán thành việc trừng phạt quân sự Syria.
-         Nếu cả lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ ra nghị quyết không hậu thuẫn và đa số dân chúng Mỹ không tán thành biện pháp quân sự trừng phạt Syria.
          Sau cùng chúng tôi đã đi kết luận với “nhận định lạc quan rằng, tuy 
 “Tiếng trống trận khơi mào cuộc chiến ở Syria đã dồn dập” trong những ngày qua (theo cách mô tả của tác giả bài 5 reasons the U.S. must intervene in Syria của CNN)nhưng cuối cùng có lẽ Hoa Kỳ sẽ không phải dùng đến biện pháp quân sự trừng phạt Syria, mà sẽ dùng giải pháp chính trị, ngoại giao có hiệu quả (mà biện pháp trừng phạt quân sự chưa chắc có hiệu quả hơn) để thành đạt  mục đích: buộc được chính quyền Al Assad trong tương lai không xử dụng vũ khí hóa học bị cấm chỉ nữa (mà biện pháp trừng phạt quân sự chưa chắc đạt được, có khi còn đưa đến những hậu quả tai hại khó lường, vượt khỏi tầm tay kiển soát của cả đôi bên, cuộc chiến có thể kéo dài thêm, cường độ lên cao ngoài ý muốn, mức độ tàn khốc cao hơn, nếu Al Assad bị đẩy vào thế chân tường liều lĩnh đem vũ khí hóa học ra chiến trường, thương vong tăng lên gấp bội thì sao?). Tỷ như, thông qua đường lối chính trị ngoại giao đa phương (giữa Hoa Kỳ, Anh, Pháp với Nga, Tầu qua trung gian Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc…) đã đạt được những thỏa thuận và cam kết buộc được chính quyền Damas từ nay không những không xử dụng vũ khí hóa học; mà biết đâu còn có thể ép buộc được Tổng Thống Al Assad phải chấp nhận giải pháp ngồi vào bàn hội nghị thương lượng nghiêm chỉnh với phe dân quân nổi dậy, để chấm dứt cuộc chiến đẫm máu kéo dài hơn hai năm qua, lập lại Hòa Bình cho Syria và biết đâu là tiền đề cho sự tái lập ổn định tại các nước trong vùng Trung Đông đang có xáo trộn, xung đột như Ai Cập, Lybia…Những cái “Biết đâu” này có thể đã và đang âm thầm diễu ra và sẽ tỏ rõ vào thời điểm thích hợp, sau khi Hoa Kỳ có quyết định không dùng biện pháp quân sự trừng phạt Syria, vì giải pháp chính trị ngoại giao đã được Hoa Kỳ âm thầm chủ động tiến hành, nên vẫn bảo tồn được uy thế và quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ trên hồ sơ Syria.
        Tình hình căng thẳng ở vùng Trung Đông hiện nay gây ra từ sự kiện Syria xử dụng vũ khí hóa học, khiến chúng tôi liên tưởng đến tình hình căng thẳng trên  bán đảo Triều Tiên gây ra từ  hành động hung hăng hiếu chiến của chế độ độc tài toàn trị Bắc Triều Tiên, để suy đoán có lẽ rồi đâu cũng vào đấy thôi, đòn trừng phạt quân sự Syria có lẽ sẽ không xẩy ra.”
      Nhận định lạc quan trên đây, chúng tôi nghĩ cũng là ước muốn chung của nhân dân Hoa Kỳ, nhân dân các nước và chính phủ các quốc gia yêu chuông công lý và hòa bình trong cộng đồng thế giới.Vì vậy ai cũng cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo để nhận định lạc quan trên sớm có cơ may trở thành hiện thực”. (xin gửi kèm trong attachment toàn bài viết ngày 8-9-2013).
      Giờ đây, nhận định lạc quan trên của chúng tôi đã và đang trở thành hiện thực, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, trong diễn văn gửi đến nhân dân Mỹ từ Tòa Bạch Ốc qua hệ thống truyền thông vào tối Thứ Ba 10/9/2013, đã bầy tỏ ý muốn dành một cơ hội ngoại giao cho Damas sau khi có đề nghị của Nga đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế. Đề  nghị này đã được chính quyền Al-Assad mau mắn chấp nhận để tránh khỏi đòn trừng phạt của Hoa kỳ. Đồng thời đề nghị của Nga, một đồng minh từ trước đến nay vẫn công khai hậu thuẫn cho chính quyền Damas, cũng nhanh chóng đạt được sự tán đồng gần như toàn thể cộng đồng quốc tế, từ Trung Quốc, Iran, Liên hiệp châu Âu cho đến Hoa Kỳ.
       Tổng Thống Obam nói : “Sáng kiến này có thể giúp chấm dứt mối đe dọa vũ khí hóa học mà không dùng đến vũ lực, nhất là bởi vì Nga là một trong những đồng minh quan trọng của Assadđã đưa ra đề nghị này…”.Vì vậy Tổng Thống Obama đã chính thức yêu cầu Lưỡng Viện Quốc Hội đình hoãn việc thảo luận và biểu quyết thông qua một nghị quyết về biện pháp trừng phạt Syria. Thế nhưng, Tổng thống Mỹ vẫn thận trọng nhắc lại là giải pháp quân sự vẫn còn nằm trong dự hoạch, để duy trì áp lực. Ông tuyên bố :Tôi đề nghị quân đội của chúng ta vẫn duy trì tư thế của mình để tiếp tục gây áp lực đối với Assad và có thể phản ứng nếu ngoại giao thất bại”. Tuy nhiên, để tỏ thiện chí bằng một hành động đáp ứng tích cực Tổng thống Hoa kỳ  Barack Obam đã cử ngay Ngoại trưởng John Kerry tới Genève để hội đàm với người đồng cấp Nga Serguei Lavrov vào ngày 12-9-1023, nhưng ông cho biết vẫn quyết tâm duy trì áp lực lên chế độ hiện nay của Syria.
    Dẫu sao, cộng đồng thế giới cũng thở phào nhẹ nhõm khi giải pháp chính trị, ngoại giao đã được lựa chọn thay cho biện pháp quân sự  mà Hoa Kỳ và đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng trừng phạt Syria có thể đưa đến những hậu quả khó lường cho cộng đồng nhân loại. Đồng thời giải pháp chính trị ngoại giao này cũng đã giúp Tổng Thống Obama thoát khỏi tình trạng tiến thối lưỡng nan và khó khăn trong việc chọn lựa một quyết định không dễ tìm được sự đồng thuận và hậu thuẫn của quốc nội cũng như quốc tế; nhất là đã không làm mất uy thế của Hoa Kỳ khi mà giải pháp chính trị, ngoai giao này cũng giúp thành đạt mục đích mà Hoa Kỳ muốn thành đạt bằng biện pháp trừng phạt quân sự tốn kém,đầy bất trắc và hậu quả khó lường nhiều mặt. Mục đích đó chỉ là buộc được chính quyền Al Assad trong tương lai không xử dụng vũ khí hóa học bị cấm chỉ nữa. Chính quyền Damas đã chấp nhận đặt các kho vũ khí hóa học dưới quyền kiểm soát củaLiên Hiệp Quốc,lại còn xin ký vào công ước quốc tế cấm chế tạo, tàng trử và sử dụng vũ khí hóa học (Chemical Weapon Covention:Công bố năm 1993 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29-4-1997) tức là mục đích tấn công quân sự trừng phạt Syria của Hoa Kỳ đã đạt được mà không cần phải tấn công vậy.
Thiện Ý
Houston, ngày 11-9-2013
Công Ước vế Vũ Khí Hóa Hc (Chemical Weapons Convention) được ban hành ngày 13.1.1993 có hiu lc k t ngày 29.4.1997, cm trin khai, sn xut, tàng tr và x dng vũ khí hóa hc và vic phá hy nó. Cơ Quan v Cm Vũ Khí Hóa Hc (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons - OPCW) có tr s ti The Hague ph trách công vic này. Tính đến tháng 6/2013 đã có 189 quc gia ký kết và phê chun Công Ước này. By nước là Angola, Miến Đin, Ai Cp, Israel, Bc Hàn, Nam Sudan và Syria chưa gia nhp Công Ước.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.