Tham luận:
LUẬT SƯ HAY CỰU LUẬT SƯ, THẨM
PHÁN HAY CỰU THẨM PHÁN, XƯNG HÔ THẾ NÀO LÀ CHÍNH DANH?
Thiện Ý
· Bài
này chúng tôi viết xong vào cuối Tháng 12-2012 vừa qua với ý định dành riêng
cho Đặc san Xuân 2013 của Hội Luật Gia Việt Nam. Nhưng vì gửi trễ hạn,nen hôm
nay nhân dịp đầu xuân xin được kính tặng riêng quý đồng môn Đại học Luật khoa
Sàigon, Quý luật sư đồng nghiệp và quý Thẩm phán đồng ngành tư pháp Việt Nam
Cộng Hòa, với niềm tự hào chung của ngành nghề chúng ta đã chọn:Ngành nghề bảo
vệ Công Lý.Đó cũng là lý do cá nhân chúng tôi đã luôn gắn bó với Trường Luật
Sài gòn trong quá khứ,đến hiện tại, dù bây giờ đã gần con số “Thất thập cổ lai
hy”.
Hầu hết quý vi luật sư đồng nghiệp và quý
Thẩm phán đồng ngành tư pháp Việt Nam Công Hòa nay đều không con hành nghề,
thực hiện chức vị, nhưng mỗi khi cần xướng danh nơi chốn công đường hay viết trong các văn bản, muốn kèm theo danh vị
phải gọi và viết thế nào cho chính danh?
Vì thực tế có khi người ta giới thiệu chúng
ta là Luật sư Nguyễn Văn X…, Thẩm Phán Trần Văn Y; có lúc thì giới thiệu là cựu
Luật sư Nguyễn Văn X…, cựu Thẩm phán Trần văn Y. Trong khi một bác sĩ về hưu,
dù không còn hành nghề, người ta vẫn giới thiệu là bác sĩ Nguyễn Văn X… chứ
không giới thiệu là “Cựu” bác sĩ Nguyễn Văn X…bao giờ. Sự so sánh này không phải là sự so bì thiệt hơn gì về danh
xưng, mà chỉ muốn cho thấy sự thiếu đồng bộ, bất nhất về cách gọi hay viết danh vị kèm theo tên một người
cần được san định sao cho hợp lý, hợp tình phù hợp với tập quán xã hội.
Bài viết này lần lượt trình bầy:
-
Mục đích và ý
nghĩa việc xướng danh hay viết tên một người kèm theo danh vị.
-
Xướng danh hay
viết tên một người kèm danh vị thế nào là chính danh?
-
Có nên gọi hay
viết kèm danh vị với tên một người như vậy hay không?
I/- MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA VIỆC
XƯỚNG DANH HAY VIẾT TÊN MỘT NGƯỜI KÈM THEO DANH VỊ.
Về lịch sử hình thành ngôn ngữ,chúng tôi
không rõ từ khi nào con người bắt đầu gọi và viết tên một người kèm danh vị. Nhưng
theo từ điển của học giả Đào Duy Anh, danh vị
(fame and office) là “ danh
hiệu và ngôi thứ= quan tước”.
Định nghĩa này cho thấy danh vị
là do các nhà cầm quyền qui định(quan
tước) ban cấp cho những ai hội đủ những điều kiện, tiêu chuẩn về tài năng
chuyên biệt ngành nghề, trên mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội và chính trị quốc
gia. Mục đích ích thiện của các nhà cầm quyền khi định danh vị là muốn dùng “danh hiệu và ngôi thứ” để phân định giai
tầng xã hội, khuyến khích, giáo dục, đào tạo nhân tài phục vụ cho lợi ích cá
nhân, gia đình, xã hội trên mọi phương diện; song đôi khi cũng bị nhà cầm quyền
lợi dụng tính sính danh của con người phục vụ cho các ý đồ đen tối (tỷ như tệ mua quan, bán chức dưới thời thực
dân Pháp ở nước ta, tạo ra một số danh vị ở làng xã, do bỏ tiền ra mua, làm bữa
ăn khao để được mọi người gọi là “Ông Lý, Ông Tổng”dù không làm Lý trưởng hay
Chánh Tổng bao giờ)
Theo sự hiểu biết và suy luận của
chúng tôi thì kể từ khi loài người từ bỏ trạng thái sống riêng lẻ, qui tụ thành
xã hội có tổ chức, có giai cấp (không thể
khác được do sự khác biệt nhiều mặt giữa các cá nhân sông chung trong xã hội),
có sự phân công,tính ganh đua trong mọi sinh hoạt đời sống và xã hội vốn nằm
trong tâm lý chung của con người, danh vị chính là kết quả phấn đấu và nỗ lực tranh
đua của mỗi cá nhân để thành đạt.
Cách thức giới thiệu, xướng danh hay viết danh
vị kèm tên thật một người, từ Đông sang Tây đã được dùng từ lâu nhằm xác định nhân
cách,phẩm chất và tài năng của một cá nhân, để vinh danh và nâng cao niềm tự
hào chính đáng của cá nhân người có danh vị thực sự do tài năng đức độ mà có,
là gián tiếp khuyến khích các cá nhân khác cố gắng học tập,làm việc nếu muốn
thành đạt các danh vị hữu ích cho bản thân, gia đình, được mọi người quý trọng
nể vì trong sinh hoạt xã hội, là động lực góp phần vào sự phát triển và hưng
thịnh quốc gia. Sự thể này không cần nói ra thì ai cũng biết, từ các triều đại
Vua Chúa xa xưa đến thời Pháp thuộc ở nước ta, nhà cầm quyền nào cũng đặt để ra
các danh vị (học vị, nghiệp vị, chức vị…)
và chủ trương dùng danh vị để kích thích người dân nỗ lực phấn đấu thành đạt
những lợi ích tốt đẹp cho cá nhân, “ích quốc lợi nhà” cũng có (khuyến học để có nhiều nhân tài ra giúp nước
trên mọi lãnh vực..), lợi dụng sự háo danh của một số người để thành đạt
các mục đích đen tối của nhà cầm quyền cũng có như đã nêu trên (tệ trạng mua quan, bán chức, hư danh…)
II/- XƯỚNG DANH HAY VIẾT TÊN
MỘT NGƯỜI KÈM DANH VỊ THẾ NÀO LÀ CHÍNH
DANH?
.Theo thiển ý, muốn gọi hay viết tên
một người kèm danh vị thế nào cho chính danh thì cần phân định ý nghĩa từ ngữ
của các danh vị được xử dụng có đúng thực chất và thực tế hay không. Nghĩa là
các danh vị phải được một thẩm quyền chính danh, ban cấp cho một người thực sự
hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên biệt, do nỗ lực, tài năng và đạo đức cá
nhân mà thành đạt. Chẳng hạn:
1.- Học vị: (degree, university degree, university education
diploma, post-university degree, post-university diploma). Theo tự điển của học
giả Đào Duy Anh thì học vị có nghĩa là “cái
danh vị của chính phủ cấp cho khi học nghiệp đã xong”. Tốt nghiệp Trung học
thì có học vị Tú Tài, tốt nghiệp Đại Học thì có học vị Cử nhân,Tiến Sĩ, Thạc sĩ
…Tất cả những
học vị này đều là kết quả nỗ lực học tập nhiều năm của một cá nhân, xác nhận
nhân cách, phẩm chất, năng lực chuyên biệt, giai tầng xã hội của một cá nhân.
Vì vậy, học vị gắn liền với tên gọi một cá nhân là điều chính đáng và việc
xướng danh hay viết tên một người kèm học vị là chính danh.
Tỷ
như ở nước ta dưới thời Pháp thuộc, số người được đi học đỗ đạt còn hạn chế, hiếm
hoi, được trọng vọng trong xã hội, nên người ta thường gọi những người đỗ Tú
tài là “Ông Tú X…” hay đỗ cử nhân là “Ông Cử Y…”chẳng hạn. Sau này việc học
ngày một mở rộng, nhiều người cò điều kiện học lên cao, số người đậu Tú tài, Cử
nhân như lá mùa thu, nên người ta thường chỉ còn giữ lại học vị hàng đầu là
Tiến sĩ, Thạc sĩ kèm tên gọi hay viết của một người.(Tiến sĩ Nguyễn văn X…. Thạc sĩ Trần Văn Y…).
2.- Nghiệp vị (title of occupation, profession):
là danh vị nghề nghiệp, cũng là kết quả của những năm tháng nỗ lực học tập, làm
việc. Tỷ như nghiệp vị Giáo sư đại học
là kết quả của những năm tháng học tập mới tốt nghiệp học vị Tiến sĩ, sau một
thời gian giảng dậy được phong hàm nghiệp vị Giáo sư. Tỷ như nghiệp vị Luật sư
hay Thẩm phán thời Việt Nam Cộng Hòa. Đối với nghề nghiệp luật sư là kết quả
của 3 hay 4 năm học tốt nghiệp cử nhân luật, rồi được tuyên thệ gia nhập Luật
sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Sài gòn với tư cách Luật sư tập sự, sau 3 năm thi mãn
hạn để trở thành Luật sư thực thụ. Đối với Thẩm phán, cũng sau 3 hay 4 năm học
tốt nghiệp cử nhân luật, được trúng tuyển nghiệp vị Thẩm phán xử án hay công
tố, sau 6 tháng huấn luyện sẽ thực hành độc lập nghiệp vị Thẩm phán...
Trong
ba tỷ dụ trên, các danh vị nghề nghiệp Giáo sư, Luật sư, Thẩm phán, tất cả những nghiệp vị này đều là kết quả nỗ lực học tập và
hành nghề nhiều năm của một cá nhân, xác nhận nhân cách, phẩm chất, năng lực
chuyên biệt của một cá nhân. Vì vậy, nghiệp vị gắn liền với tên gọi một cá nhân
là điều chính đáng và việc xướng danh hay viết tên một người kèm các nghiệp vị đều
là chính danh.
3.- Chức vị (rank
and function, office and position) là chức vụ và địa vị được một thẩm quyền
chính danh ban cấp cho một cá nhân hành xử trong một thời gian không gian nhất
định. Chức vị này chỉ gọi hay viết kèm theo tên một cá nhân trong thời gian tại
vị, nó sẽ không còn được gọi kèm tên thật sau khi cá nhân này thôi không còn
nắm giữ chức vụ ở địa vị này nữa.
Tỷ dụ,trước đây có
thời gian Giáo sư Vũ Quốc Thúc và Cố Giáo sư Nguyễn Cao Hách làm Khoa Trưởng
Đại học Luật khoa Sàigon, Giáo sư Mai Văn Lễ làm Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa
Huế, lúc đó mọi người gọi hay viết chính danh là: Giáo sư Khoa Trưởng Vũ Quốc
Thúc, Giáo sư Khoa Trưởng Nguyễn Cao
Hách, Giáo sư Khoa Trưởng Mai Văn
Lễ. Nay mọi người đều gọi hay viết: “Giáo
sư Vũ Quốc Thúc, Giáo sư Mai Văn Lễ và Cố
Giáo sư Nguyễn Cao Hách (Dù Gs. Thúc và Gs Lễ nay không còn làm Khoa
Trưởng và Gs. Nguyễn Cao Hách đã qua đời). Tương tự, người ta gọi hay viết:
Thẩm phán Trần Văn Linh, nguyên Chánh
Án Tối Cao Pháp Viện Việt Nam Cộng Hòa;Cố
Thẩm Phán Bùi Đình Tuyên, nguyên
Chánh an Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn, Cố
Luật sư Trần Văn Tuyên, nguyên Thủ
Lãnh Luật sư Đoàn Tòa Thượng Thượng Thẩm Sài gòn sau cùng …(Dù các vị này không còn hành nghề hay đã qua
đời)
Qua các tỷ dụ trên, học vị Giáo sư (Vũ Quốc Thúc…), nghiệp vị
Thẩm phán (Trần Văn Linh…), nghiệp vị Luật sư (Trần Văn Tuyên) đều gắn liền với tên tuổi các vị này cho cả sau khi
qua đời; còn các chức vị Khoa Trưởng (Vũ
Quốc Thúc…), chức vị Chánh Án (Trần
Văn Linh…), Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn (Trần
Văn Tuyên…), tất cả khi gọi hay viết không còn gắn liền với tên tuổi của
các vị đó nữa,có chăng là thêm vào sau đó chức vị trong quá khứ để làm rõ thêm
phẩm cách của các vị này mà thôi.
Đến đây có thể kết luận: Luật sư và Thẩm phán là những danh vị nghề
nghiệp (nghiệp vị )gắn liền với tên tuổi một cá nhân. Một Luật sư (nghiệp
vị) có thể trở thành dân biểu (chức vị) trong Quốc Hội, Thẩm phán (nghiệp
vị) có thể làm Biện Lý (chức vị công tố)) hay Chánh án (chức vị cử án). Trong thời gian tại vị, người ta có thể gọi hay
viết:(Luật sư)Dân biểu Nguyễn Văn X…”
hay (Thẩm phán) Chánh án Trần Văn Y…Sau
khi hết làm Dân biểu hay không còn làm Biện Lý hay Chánh án, thì gọi hay viết “Luật sư Nguyễn
Văn X…” hay “Thẩm phán Trần Văn Y…” là chính danh (Chứ không viết hay gọi là cựu Luật sư, hay cựu Thẩm phán).
Bởi
vì, những
nghiệp vị này đều là kết quả nỗ lực học tập, hành nghề nhiều năm tháng của một
cá nhân, xác nhận nhân cách, phẩm chất, năng lực chuyên biệt của một cá nhân.
Vì vậy, nghiệp vị gắn liền với tên gọi cho cả cuộc đời của một cá nhân và cả
sau khi qua đời, là điều chính đáng và việc xướng danh Luật sư Nguyễn Văn X…
hay Thẩm phán Trần Văn Y…khi cần, đúng nơi, đúng lúc đều là chính danh, dù họ
đã về hưu hay không còn hành nghề nữa.
III/- CÓ NÊN GỌI HAY VIẾT KÈM
DANH VỊ VỚI TÊN MỘT NGƯỜI NHƯ VẬY HAY KHÔNG?
Sở dĩ chúng tôi nêu
câu hỏi như trên và xin được trả lời như một kết luận cho bài viết này, là vì
mới đây trong những phân ưu đồng môn, đồng nghiệp luật sư qua đời, hay chuc
mừng các đồng môn, đồng nghiệp, đồng ngành tư pháp có tin vui, chúng tôi có nêu
nghiệp vị luật sư hay thẩm phán kèm theo tên
một số Ủy viên trong Hội Đồng Điều Hành và Hội Đồng Thường Vụ Đại Hội
Câu lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam, đã có một vài đồng môn gửi email nhắc chúng tôi
không cần làm như thế, tất cả đã thuộc về dĩ vãng rồi…
Câu trả lời của chúng
tôi cho câu hỏi nêu trên là: vấn để không phải là nên hay không nên gọi
hay viết kèm danh vị với tên một người, mà là nên gọi sao cho chính danh, đúng
nơi, đúng lúc. Vì lịch sử
cũng như thực tế việc làm này đã như một định lệ bất thành văn, được số đông
con người trong các xã hội loài người từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim nhìn nhân
là một tập quán chính đáng và hữu ích cho chính cá nhân có danh vị, cho xã hội
và cho đất nước (như đã trình bầy ở phần
trên), và được coi là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân loại.
Tuy nhiên, một cá nhân
có danh vị vẫn có quyền từ chối (vì lòng
khiêm tốn thật hay vì lý do riêng…) nếu không muốn nêu danh vị đi kèm tên
gọi của mình trong các sinh hoạt nơi chốn công đường, ngoài xã hội. Nhưng theo
tâm lý thông thường nhưng người có danh vị chân chính (không phải là tiếm danh, ngụy danh hat mạo danh) cũng rất hãnh
diện và tự hào mỗi khi có dịp được được nêu tên có danh vị đi kèm (vẫn hơn một người vô danh tiểu tốt). Đó
là sự hãnh diện tự hào tự nhiên và chính đáng, phù hợp với tâm lý chung của con
người (trong đó có cá nhân chúng tôi).vì
đó là kết quả của những nỗ lực và tài năng cá nhân mới đạt được (khác với háo danh).
Riêng về ngành luật của
chúng ta, gọi hay viết tên một người có học vị hay nghiệp vị gắn liền với tên
tuổi của họ, thiết tưởng là chính danh và chính đáng. Nghiệp vị luật sư hay thẩm phán là những danh vị gắn liền với cả
cuộc đời quý Luật sư đồng nghiệp và quý Thẩm phán đồng ngành tư pháp Việt Nam
Cộng Hòa. Chúng ta có quyền tự hào chính đáng về các danh vị này đi kèm với tên
thật của mình.Và vì vậy, câu hỏi làm tiêu đề cho bài viết này “Luật sư hay cựu luật sư, Thẩm phán hay cựu
thẩm phán, xưng hô thế nào cho chính danh”, đến đây chắc quý đồng nghiệp,
đồng ngành và độc giả đã có thể tự rút ra câu trả lời, phải không ạ?
Chính vì vậy mà trong
cuộc họp mặt tiền Hội Ngộ Mùa Xuân 2010 của cựu sinh viện Đại học Luật Khoa Sài
Gòn toàn cầu tại Houston, Texas (từ ngày 2
đến ngày 4-4-2010), nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Luật Khoa Đại Học Đường
Sài Gòn (1955-2010), khi giới thiệu các
đồng môn chúng tôi đã giới thiệu đúng danh vị hay nghiệp vị quý luật sư và thẩm
phán tham dự: “ Luật sư Nguyễn Văn X…,từ California tới; Thẩm
phán Trần Văn Y…, từ Thủ
đô Hoa Thịnh Đốn đến…” chứ không xướng
danh “Cựu luật sư Nguyên Văn X…” hay Cựu
Thẩm Phán Trần Văn Y…” là vậy.
Thiện Ý
(Ls. Nguyễn Văn Thắng,
nguyên luật sư tập sự Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn 1972-1975).
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.