Nhận định:
VÌ SAO NGHỊ VIÊN AL HOÀNG
THẤT CỬ KHI TÁI TRANH CỬ CHỨC VỤ NGHỊ VIÊN THÀNH PHỐ HOUSTON, TIỂU BANG TEXAS
HOA KỲ?
Trong cuộc bầu cử các chức vụ dân cử cấp
thành phố tại các Tiểu bang thuộc Liên Bang Hoa Kỳ vào ngày bầu cử chính thức hôm 5 Tháng 11 Năm
2013 vừa qua, kết quả bầu cử chức nghị viên đơn vị F Thành phố Houston, Tiểu
bang Texas đã gây ngạc nhiên cho giới cử tri, nhất là những cử tri người Mỹ gốc
Việt. Đó là sự thắng cử của ứng viên người Mỹ gốc Việt Richard Nguyễn trước đối
thủ là đương kim nghị viên Al Hoàng (tức
luật sư Hoàng Duy Hùng) đã tái tranh cử nhiệm kỳ hai năm lần thứ ba,
cũng là nhiệm kỳ chót theo luật, với tỷ lệ tín nhiệm 52% (khoảng 3.160 phiếu bầu) cho ứng viên Richard Nguyễn và 48% (khoảng 2964 phiếu bầu) cho ứng viên Al
Hoàng, với số phiếu chênh lệch khoảng 200 phiếu bầu.
Sự ngạc nhiên không chỉ đến với giới cử tri
đơn vị F, mà kết quả này còn là sự bất ngờ
với cả hai ứng viên và những người ủng hộ vận động cho họ. Bất ngờ đối
với ứng viên Al Hoàng và những người ủng hộ, vì họ tự tin gần như chắc chắn là
Al Hoang sẽ thắng, do có nhiều ưu thế thuận lợi trong đó ưu thế mạnh nhất là đã
có bốn năm, hai nhiệm kỳ trong chức vụ Nghị viên Thành phố để có được một số
thành tích phục vụ nhất định tại địa phương, được nhiều cử tri biết đến tên
tuổi, được báo Houston Chronicle một tờ báo lớn tại địa phương khuynh hướng
Cộng Hòa viết bài hổ trợ(Al Hoàng thuộc
đảng Cộng Hòa), được 100% các công ty và PAC của Mỹ ủng
hộ,được cơ quan Eye on City of
Houston cho rằng Al Hoang có cơ hội được tái bầu lên đến 70%.
Trong khi đó ứng viên Richard Nguyễn, lần
đầu ra ứng cử, chưa có cơ hội lập thành tích phục vụ cử tri,tên tuổi chưa được
ai biết đến, cũng chưa có thành tích đáng kể phục vụ công đồng trước đó,tài
chánh vận động tranh cử eo hẹp, cùng nhiều yếu thế khác so với ứng viên đối thủ
Al Hoàng, thế nhưng đã thắng cử cũng là sự bất ngờ.
Vậy vì sao một ứng viên tái tranh cử Al
Hoàng có nhiều ưu thế mà lại thất cử trước một ứng viên lần đầu tranh cử có
nhiều yếu thế?
Theo sự nhìn nhận công khai của ứng viên
thất cử Al Hoàng trong thư chúc mừng ứng viên thắng cử Richard Nguyễn công bố
với đồng hương ngay sau khi có kết quả chưa chính thức, thì sự thất cử của ông
là vì:
“1. Đồng hương Mỹ cũng như Việt, chưa chấp
nhận con đường đấu tranh từng phần với CSVN mà tôi đề xướng. Đồng hương Mỹ và
Việt đa phần vẫn ủng hộ bế quan tỏa cảng.
2.Tôi quá chủ quan để trống thùng phiêu
cho đối phương muốn làm gì thì làm.
3. Những việc làm của tôi
không đạt được yêu cầu của cử tri.” (Trích dẫn)
Trong ba lý do trên, theo nhận định của
chúng tôi và có lẽ cũng của nhiều người, lý do thứ nhất đã là nguyên nhân chủ
yếu, cũng có thể nói là nguyên nhân duy nhất, đưa đến sự thất cử của Nghị viên
Al Hoàng. Nghĩa là nếu không có nguyên nhân này, ứng Viên Al Hoàng với ưu thế
và thành tích ít nhiều phục vụ cử tri đơn vị F sẵn có sau bốn năm, hai nhiệm
kỳ, thì dù có “chủ quan để trống thùng
phiêu cho đối phương muốn làm gì thì làm” hay “Những việc làm của tôi không đạt được yêu cầu của cử tri.”
,ông vẫn có thể tái đắc cử. Thế nhưng Nghị viên Al Hoàng đã thất cử,vì trên
thực tế, ông đã thực hiện điều ông gọi là “Con
đường đấu tranh từng phần với CSVN”. Một cách cụ thể là với tư cách Nghị
viên Thành Phố đã mở cuộc tiếp xúc riêng giữa cá nhân ông cùng một số người
Việt khác với Phái đoàn Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn của chính quyền
Hà nội vào Tháng 10-2012, nhân phái đoàn này đến công tác tại Thành phố
Houston, gọi là “Đấu tranh trực diện
bằng đối thoại”. Sau đó,trong năm nay (2013), chỉ ít tháng trước ngày bầu
cử, Nghị viên Al Hoàng đã cùng vợ và chánh văn phòng của mình về Việt Nam, nói
là để làm công tác chuẩn bị cho sự kết nghĩa giữa Thành Phố Houston với Thành
phố Đà Nẵng của Việt Nam. Nhân dịp này Nghị viên Al Hoàng cũng đã đến thăm Thứ
Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn (người
đã gặp tại Houston),
cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Tất cả đều chụp hình lưu niệm đứng bên
tượng lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh và dưới lá cờ đỏ sao vàng. Tất cả
những hình ảnh này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, đã
tạo ấn tượng và phản cảm mạnh mẽ đối với người Việt quốc gia chống cộng khắp
nơi ở hải ngoại nói chung, các cử tri người Mỹ gốc Việt tại Houston
và đơn vị F Thành phố Houston
nói riêng.
Chưa cần xét đến nội dung “Con đường đấu tranh từng phần với CSVN” mà
Nghị viên Al Hoàng đề xướng có đúng hay sai, có hiệu quả hay gây hậu quả thực
tế thế nào, chỉ cần nhìn thấy hình Nghị Viên Al Hoàng đứng dưới cờ đỏ sao vàng
và bên cạnh hình tượng lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh, là khoảng 1.500 cử tri
người Mỹ gốc Việt trên tổng số hơn 7.900 cử tri thuộc đơn vị F đã đi bầu, ngoài
những cử tri người Mỹ gốc Việt trong số 2964 phiếu đã bầu cho ứng viên Al
Hoàng, số còn lại đã nằm trong số 3160 phiếu bầu cho ứng viên Richard Nguyễn
hoặc sẽ bỏ phiếu trắng (như số liệu cuộc bầu cử cho thấy đã có
khoảng 1800 phiếu bầu trắng). Sự thất cử của Nghị viên Al Hoàng chính là
khoảng 200 phiếu bầu chênh lệch có tính
quyết định của cử tri người Mỹ gốc Việt trong đơn vị F.Bởi vì những cử tri
người Mỹ gốc Việt hầu hết là những người tỵ nạn cộng sản, Nghị viên Al Hoàng
đứng dưới cờ đỏ sao vàng , cạnh hình tượng Hồ Chí Minh bị coi là một thách thức
với họ. Ứng viên Richard Nguyễn đã thắng cử, ngoài nỗ lực vận động tích cực của
cá nhân và những người ủng hộ, trong chiến thuật vận động tranh cử đã khai thác
triệt để yếu điểm này của Nghị viên Al Hoàng và đã thắng cử.
Đó là về măt cảm tính, còn về lý tính, “Con đường đấu tranh từng phần với CSVN” mà
Nghị viên Al Hoàng đề xướng và thử thực hiện đã bị chống đối trong những tháng
qua của đa số, không chỉ trong cộng đồng người Việt quốc gia ở Houston mà ở
khắp nơi tại hải ngoại; không chỉ với những người Việt chống cộng theo khuynh
hướng bảo thủ mà cả những người Việt chống cộng theo khuynh hướng cấp tiến
trung dung cũng không tán đồng. Vì sao?
Vì “Con
đường đấu tranh từng phần với CSVN” mà Nghị viên Al Hoàng đề xướng, đa số
người Việt chống cộng cho rằng, không những không có hiệu quả mà chỉ có hậu quả
phương hại đến lập trường, quan điểm chống cộng vì dân chủ cho Quê Mẹ Việt Nam
bao lâu nay của đa số người Việt quốc gia ở hải ngoại. Những hành động “tiếp súc, đối thoại” gọi là “ đấu tranh trực diện” mà Nghị viên Al
Hoàng đã làm chỉ giúp nhà đương quyền Việt Nam lợi dụng vào mục đích tuyên
truyền có lợi cho chế độ.
Thực ra chủ trương và hành động của Nghị
Viên Al Hoàng không phải là sáng kiến chống cộng mới mẻ gì. Vì trước ông, xa
gần cũng đã có những cá nhân tên tuổi hơn nhiều thuộc hàng cha chú, tiêu biểu
như cố Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, từng là Thủ Tướng (Chủ tịch Hành Pháp Trung
Ương), Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, cũng đã làm, bị người Việt hải ngoại
phản ứng quyết liệt ra sao, bị nhà cầm quyền CSVN lợi dụng tuyên truyền và kết
cuộc thế nào ai cũng đã biết. Nghị viên
Al Hoàng đã và đang đi vào vết xe đổ của những người đi trước và bị coi là đi
vào quỹ đạo chiêu bài “Hòa giải và hòa
hợp dân tộc” của đảng CSVN. Một chiêu bài, vì đảng và nhà cầm quyền CSVN thực tế chưa bao
giờ chấp nhận “Hòa giải và hòa hợp dân
tộc” theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này, là cùng người Việt quốc
gia hóa giải những mâu thuẫn về những vấn đề căn bản của đất nước từ quá khứ
đến hiện tại (tiêu biểu hàng đầu là chế
độ chính trị cần và phải làm thế nào dân chủ hóa tạo tiền đề đoàn kết thống
nhất toàn lực quốc gia để phát triển toàn diện đất nước đến phú cường…).
Thế nhưng thực tế, từ trước cho đến lúc này, đảng và nhà cầm quyền CSVN hiện
nay vẫn chỉ muốn người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản trong
cũng như ngoài nước “quên quá khứ, quyên
hận thù để cùng xây dựng đất nước trong khung cảnh chế độ độc tài toàn trị với
quyền cai trị độc tôn của đảng CSVN”. Nghĩa là Việt cộng không muốn “Hòa giải” với Việt quốc (là hóa giải những mâu thuẫn căn bản một cách hòa bình) để đi đến “hòa hợp” (thống nhất để cùng thực hiện giải pháp cho
những vấn đề căn bản của đất nước), mà chỉ muốn “chiêu hồi” Việt quốc
(qua Nghị Quyết 36) để “hòa hợp”
vô điều kiện với Việt cộng,trong bối cảnh chế độ chính trị độc đảng, độc tài
toàn trị đương thời. Đây chính là lý do Việt quốc bao lâu nay kiên quyết chống lại chiêu
bài “Hòa gia và hòa hợp dân tộc” của
Việt cộng.
Nghị viên Al Hoàng đã thất cử vì phạm phải điều cấm kỵ này. Nhưng không phải như Nghị viên Al Hoàng viết trong
thư chúc mừng sự thắng cử của ứng viên Richard Nguyễn công bố trước đồng hương
về lý do thất cử của mình, là vì “. Đồng hương Mỹ cũng như Việt, chưa chấp
nhận con đường đấu tranh từng phần với CSVN mà tôi đề xướng. Đồng hương Mỹ và
Việt đa phần vẫn ủng hộ bế quan tỏa cảng…”. Bởi lẽ, đồng hương Việt Nam (chứ không có “đồng hương Mỹ” vì cử tri Mỹ
không quan tâm đến chủ trương và hành động chống cộng của Nghị viên Al Hoàng,
mà chỉ quan tâm đến phúc lợi mà Nghị viên Al Hoàng đã làm được gì cho cư dân
đơn vị F) đa phần “không”, chứ
không phải “chưa chấp nhận con đường
đấu tranh từng phần với CSVN” mà Nghị viên Al Hoàng đề xướng. Lý do con
đường này là “không tưởng”, không có hiệu quả mà chỉ có hậu quả bất lợi cho Việt
quốc, có lợi cho Việt cộng như đã trình bầy ở trên. Đồng thời, đồng hương Việt
Nam đa phần không chủ trương “Bế môn tỏa
cảng” mà chính Việt cộng đã “Bế môn
tỏa cảng”.(Từ ngữ Nghị viên Al Hoàng
lấy từ chính sách “bế môn tỏa cảng”của các vua chúa Nhà nguyễn trước cuộc xâm
lăng của thực dân Pháp vào hậu bán Thế Kỷ 18, dường như Nghị viên Al Hoàng dùng
có ý nói Việt Quốc bao lâu nay “đóng cửa”, không chịu “đấu tranh trực diện
thông qua đối thoại với Việt cộng” như ông đề xướng). Bởi vì, thực tế bao
lâu nay Việt quốc vẫn mở rộng cánh cửa “Đối thoại với Việt cộng về các vấn đề căn
bản của Đất nước để hòa giải và hòa hợp dân tộc” theo đúng ý nghĩa
chân chính của cụm từ này. Thế nhưng chính Việt cộng đã “bế môn tỏa cảng”, không đáp ứng để tiếp tục và kéo dài độc chiếm
quyền thống trị đất nước trong một chế độ độc tài toàn trị…
Giờ đây, sự thất cử của Nghị viên Al Hoàng
không biết có giúp cho ông rút ra được một bài học kinh nghiệm gì hữu ích cho
sự nghiệp chính trị tương lai của mình? Những người ủng hộ và vận động cho Nghị
Viên Al Hoàng được tái cử hiển nhiên đã thất vọng năng nề, bị hụt hẫng vì những
nỗ lực công sức bỏ ra để giúp một ứng viên có nhiều triển vọng tái cử lại bị
thất cử.Nhiều người ủng hộ đã phàn nàn và chê trách Nghị viên Al Hoàng là một
người làm chính trị thiếu chín chắn và khôn ngoan. Vì nếu khôn ngoan hơn, thì
đợi sau ngày ra ứng cử nhiệm kỳ chót thắng cử rồi hãy đề xướng và thực hiện cái
gọi là “Con đường đấu tranh từng phần
với CSVN” hay là “đấu tranh trực
diện qua đối thoại với Việt cộng”. Thế nhưng, dường như Nghị viên Al Hoàng
đã tỏ ra không ân hận gì, khi trong Thư chúc mừng ứng viên thắng cử Richard
Nguyễn được công bố với đồng hương Việt Nam, một trong hai điểm tuyên bố ông đã
viết “Tôi vẫn tiếp tục con đường
tranh đấu từng phần của tôi, dầu con đường này gặp nhiều chông gai”. Đồng thời, trong chốn riêng tư Nghị viên Al Hoàng đã nói với nhiều người
rằng “Tôi muốn làm cách mạng chứ không làm chính trị” và giải thích thêm
rằng “Làm chính trị thì phải tính toán thiệt hơn cho mình, chỉ làm những gì
có lợi cho sự ngiệp chính trị của mình, bỏ qua những gì có lợi cho đất nước nếu
thấy làm có hại cho mình. Tôi muốn làm cách mạng qua con đường chính trị, nên
thấy điều gì có lợi cho đất nước, hợp với lương tâm thì dù có hại cho sự nghiệp
chính trị cá nhân tôi vẫn làm”. Vì vậy cũng trong Thư ngỏ chúc mừng đối thủ
thắng cử, Nghị viên Al Hoàng viết “Thất
cử như vậy thì quá nhục đi chớ. Nhưng, tôi đã làm đúng lương tâm
của tôi và tôi tin vào sự quyết định của Ơn Trên. Thắng thua do
Trời định”.
Tất nhiên giá trị của lời nói cần phải đi
đôi với việc làm.Nhưng riêng “Con đường
đấu tranh từng phần với CSVN” nếu Nghị viên Al Hoàng khẳng định tiếp tục
thực hiện thì chẳng có lợi gì cho đất nước mà chỉ có lợi cho chế độ đương thời
tại Việt Nam về mặt tuyên truyền. Dẫu sao, nhận định khách quan, Nghị viên Al
Hoàng (tức Ls Hoàng Duy Hùng) cũng
được nhiều người dù đồng ý hay không đồng ý với chủ trương và hành động thực tế bao lâu nay của ông, đều ghi nhận là
một người thế hệ trẻ làm chính trị, có thiện chí dấn thân, có năng lực và bản
lãnh giám nghĩ, giám làm, giám đương đầu với nghịch cảnh và giám chấp nhận mọi
hậu quả cho cá nhân mình (khác với hậu
quả cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam).Tương lai sự nghiệp chính trị của
Nghị viên Al Hoàng trong dòng chính Hoa Kỳ vẫn còn ở phía trước, sự thành bại
là tùy thuộc nỗ lực, tài năng cá nhân. Nhưng, nếu sự thành bại của tương lai
chính trị ấy tùy thuộc vào những cử tri người Mỹ gốc Việt, Nghị viên Al Hoàng
đừng quên căn cước mình là người tỵ nạn cộng sản, và phải hành xử thế nào cho
phù hợp và đáp ứng đúng những gì mà số đông cử tri đông đồng hương Việt Nam mong muốn.
Thiện Ý
Houston, ngày 9
Tháng 11 năm 1013
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.