Tuesday, December 31, 2013

THƯ NGỎ ĐỀ NGHỊ MỘT CUỘC ĐỐI LUẬN CÔNG KHAI VỚI CÁ NHÂN ÔNG PHAN TRUNG LÝ, CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI CHẾ ĐỘ ĐƯƠNG THỜI TẠI VIỆT NAM.



THƯ NGỎ
ĐỀ NGHỊ  MỘT CUỘC ĐỐI LUẬN CÔNG KHAI VỚI CÁ NHÂN ÔNG PHAN TRUNG LÝ, CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT  CỦA QUỐC HỘI CHẾ ĐỘ ĐƯƠNG THỜI TẠI VIỆT NAM.

Kính gửi: - Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật
                 Quốc hội của chế độ đương thời tại Việt Nam.

Kính thưa: Ông Phan Trung Lý
        Qua truyền thông chúng tôi được biết: Trong phiên khai mạc kỳ họp của quốc hội chế độ đương quyền tại Việt Nam hôm 20-5,  với tư cách Đại biểu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ông Phan Trung Lý đã kiến nghị rằng Việt Nam sẽ không đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữ nguyên điều 4 trong hiến pháp và không ban hành luật về đảng, với lập luận rằng:
   - Việc giữ nguyên tên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định.
    - Về điều 4 của hiến pháp quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông cũng cho rằng giữ nguyên điều này để khẳng định tính lịch sử, tất yếu khách quan sự lãnh đạo của đảng đối với cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

        Sau khi được biết kiến nghị với những lập luận như trên của Ông, chúng tôi nhận thấy cá nhân Ông và các đại biểu trong Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội đã quá coi thường trình độ hiểu biết của nhân dân, không phản ánh đúng quan điểm và ý nguyện của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp. Nhưng nhân dân chắc chắn cũng đều biết rằng quý Đại biểu trong Ủy Ban Pháp Luật cũng như hầu hết đại biểu Quốc hội chỉ là công cụ của Đảng Cộng Sản nên phải làm theo “ý Đảng” dù trái với “lòng dân”.
      Chính vì vậy trong đầu chúng tôi đã nẩy sinh ý nghĩ gửi thư ngỏ này đến các nhà lãnh đạo cấp cao có thẩm quyền trong đảng Cộng sản Việt Nam,đề nghị các cuộc đối luận công khai với nội dung cụ thể như sau:
    1.- Một là đối luận công khai giữa hai cá nhân:Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội và chúng tôi Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam; cả hai đều với tư cách cá nhân.
    2.- Hai là đối luận công khai giữa hai tập thể:37 nhà lý luận thuộc Ban Lý Luận Trung Ương của đảng Cộng Sản Việt Nam và 37 nhà lý luận do các Chính Đảng Quốc Gia và các tổ chức đấu tranh trong và ngoài nước cử ra.
    3.- Ba là đề tài đối luận liên quan đến những vấn đề căn bản của đất nước cụ thể như:
   * Đề tài : Đâu là chế độ chính trị khả thi, thích dụng với thực trạng Việt Nam và tính hình quốc tế,phù hợp với ý nguyên của nhân dân đem lại lợi ích cao nhất và toàn diện cho đất nước và dân tộc?
   * Đối luận:
     - Cá nhân Ông Phan Trung Lý và 37 nhà lý luận đảng Cộng Sản Việt Nam, bằng lý luận và thực tiễn chứng minh rằng: Mặc dù Đảng Cộng sản Liên Xô và hầu hết các đảng Cộng sản tại các nước đi theo con đường xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã thất bại, song đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn có khả năng xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
    - Cá nhân Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng và 37 nhà lý luận của các Chính đảng Quốc gia và các tổ chức đấu tranh, bằng lý luận và thực tiễn:
   * Phản bác rằng đảng Cộng sản Việt Nam đã thất bại và chắc chắn sẽ không bao giờ có thể xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
   * Đưa ra một mô hình chế độ chính trị và chứng minh tính khả thi, phù hợp với thực trạng đất nước và tình hình quốc tế, đáp ứng đúng ý nguyên của nhân dân, đem lại lợi ích cao nhất và toàn diện cho đất nước và dân tộc?
    4.- Bốn là địa điểm, thời gian và hình thức tổ chức đối luận công khai:
   *Các cuộc đối luận giữa các cá nhân cũng như tập thể có thể tổ chức tại Việt Nam hay ở hải ngoại trong một hội trường được các cơ quan truyền thông Việt Nam và quốc tế trực tiếp truyền thanh, truyền hình, có hoặc không có quần chúng tham dự.
    Điều hợp các cuộc đối luận giữa hai cá nhân nếu tổ chức trong nước sẽ do Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng cử ra. Nếu đối luân tổ chức ở hải ngoại người điều hợp sẽ do Phan Trung Lý cử ra.
    Điều hợp các cuộc đối luận giữa hai tập thể, nếu tổ chức trong nước thì 2/3 người do các Chính Đảng Quốc Gia cử ra và 1/3 người do đảng Cộng sản Việt Nam cử ra. Nếu đối luân tổ chức ở hải ngoại  thì 2/3 người điều hợp sẽ do đảng Cộng sản Việt Nam cử ra và 1/3 người sẽ do các Chính Đảng Quốc Gia cử ra.
    Thời lượng và cách thức đối luận chi tiết sẽ được hai bên đồng thuận để cùng thực hiện. Chi phí di chuyển, ăn ở do cá nhân tự đại thọ (Đối luận cá nhân) hay do các chính đảng (đối luận tập thể) tự đài thọ. Những chi phí thuê Hội Trường và mọi chi phi khác cho việc tổ chức đối luận dù ở trong nước hay ở hải ngoại đều chia đôi.
   Thời gian thực hiện đối luận giữa hai cá nhân: Đề nghị tổ chức trước Tháng 9 năm 2013 khi Quốc Hội chế độ đương thời tại Việt Nam thảo luận và chung quyết Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp hiện hành.

      Thư ngỏ đề nghị này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng và gửi đến Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông Phan Trung Lý, Các Chính Đảng Quốc Gia và các Tổ chức đấu tranh trong và ngoài nước qua địa chỉ email và mail chúng tôi có được.
    Chúng tôi hy vọng và ước mong sẽ nhận được sự hồi đáp càng sớm càng tốt của các chủ thể để kịp chuẩn bị thực hiện các cuộc đối luận, hầu sớm tìm ra được một sự đồng thuận về một mô hình chế độ chính trị  khả thi, phù hợp với thực trạng đất nước và tình hình quốc tế, đáp đúng ý nguyên của nhân dân, đem lại lợi ích cao nhất và toàn diện cho đất nước.

            Houston, ngày 19 Tháng 6 Năm 2013
 Người viết thư ngỏ đề nghị đối luận công khai xây dựng.

              Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.