Nhận định:
VÌ SAO NHÀ CẦM QUYỀN TRONG CHẾ
ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY DÁM CÓ HÀNH ĐỘNG COI THƯỜNG NHÂN DÂN VÀ THÁCH THỨC CÔNG LUẬN QUỐC TẾ.
Thiện Ý
Từ đây và các bài viết sau này, chúng tôi
không muốn viết và gọi tên đảng “Cộng sản Việt Nam” giả danh và nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam giả hiệu, vì không muốn tiếp tay lừa bịp trắng trợn nhân dân
của một tập đoàn thống trị độc quyền, với một chế độ độc tài toàn trị gian ác.
Bài
nhận định này lần lượt trình bầy:
-
Nhà cầm quyền trong
chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam hiện nay đã có những hành động coi thường nhân
dân và thách thực công luận quốc tế như
thế nào?
-
Vì sao Nhà cầm
quyền trong chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam
hiện nay lại dám có những hành động coi thường nhân dân và thách thực
công luận quốc tế đến như thế?
I/- NHỮNG HÀNH ĐỘNG COI THƯỜNG NHÂN DÂN
VÀ THÁCH THỨC CÔNG LUẬN QUỐC TẾ CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRONG CHẾ ĐỘ ĐỘ C TÀI ĐẢNG
TRỊ HIỆN NAY TẠI VIẾT NAM.
1/- Trên bình diện pháp lý: vẫn tiếp tục duy trì chế độ độc tài đảng trị, với Điều 4 Hiến pháp dành cho cái
gọi là
“Đảng Cộng Sản Việt Nam” quyền thống trị độc tôn và độc quyền.
“Đảng Cộng Sản Việt Nam” quyền thống trị độc tôn và độc quyền.
Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất trong
năm của quốc hội chế độ đương quyền tại Việt Nam hôm 20-5, Ông Phan Trung Lý, Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật đã kiến nghị rằng: Việt
Nam sẽ không đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữ nguyên điều 4
trong hiến pháp và không ban hành luật về đảng.
Ủy ban Dự thảo sửa đổi hiến pháp lập luận
rằng, việc giữ nguyên tên cái gọi là nước
“Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con
đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn
định. Thêm vào đó, tên gọi này đã quen thuộc với người dân và quốc tế trong
suốt 37 năm qua.
Về điều 4 của hiến pháp quy định quyền lãnh
đạo tuyệt đối của Đảng, người đại diện của Ủy ban khẳng định giữ nguyên điều
này để khẳng định tính lịch sử, tất yếu khách quan sự lãnh đạo của đảng đối với
cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Như nhiều người đã biết, từ đầu năm 2013, nhà
cầm quyền của chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam đã mở ra đợt « lấy ý kiến nhân dân » cho dự án
sửa đổi Hiếp pháp 1992. Lúc đầu thời gian dành cho việc lấy ý kiến nhân dân về
sửa đổi Hiến pháp chỉ được quy định cho đến hết tháng 03/2013. Thế nhưng, trước
các đòi hỏi của công luận, nhà cầm quyền
đã chấp nhận kéo dài thời hạn góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp cho đến trước kỳ
họp thứ hai của Quốc hội, vào tháng 10/2013.
Trung tuần tháng 04/2013, một loạt các đề
xuất mới đã được Ban biên tập soạn thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp nhận, trong
đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dự kiến sẽ
được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội này.
Cho đến khi kết thúc kỳ họp của Ủy ban
thường vụ Quốc hội (từ 14-16/05/2013)
- phụ trách chuẩn bị kỳ họp Quốc hội đầu năm -, chủ trương thảo luận hai phương
án liên quan đến tên nước trong bản Hiến pháp sửa đổi vẫn được giữ nguyên. Điều
này được khẳng định trong cuộc họp báo của Văn phòng Quốc hội, trước kỳ họp
Quốc hội, thứ Sáu 17/05.Sự thể này khiến nhiều người đánh giá có thể có sự lắng
nghe ý kiến của nhân dân và sự chuyển biến về nhận thức trong hàng ngũ lãnh đạo
chop bu của đảng cầm quyền. Vậy mà, trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, Thứ Hai
20/05, việc đổi tên nước đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo, cùng với một
loạt các phương án khác liên quan đến điều 4 - quy định sự lãnh đạo của Đảng -,
chế độ sở hữu đất đai hay nhiệm vụ của quân đội. Tất cả trở lại gần như nguyên
bản dự thảo, chỉ sửa đổi đôi chút không làm thya đổi được gì và sự “Lấy ý kiến của nhân dân” chỉ mang tính
chiếu lệ, hình thức như bao lâu nay đảng và nhà cầm quyền vẫn từng làm để lừa
bịp, mị dân, tuyên truyền với quốc tế.
2.- Trên bình diện thực tế: Vẫn tiếp tục trấn áp, bắt bớ, giam cầm và
tuyên xử các bản án nặng nề với các nhà bất đồng chính kiến, đã đấu tranh ôn
hòa cho các quyền tự do dân chủ, dân sinh và nhân quyền.
Hành động mới nhất nhưng chưa phải là cuối
cùng của đảng cầm quyền độc tôn trong chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam,là ngày
16/5/2013 vừa qua, tòa án tỉnh Long An xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên
và Đinh Nguyên Kha, sau khi đã giam giữ gần 7 tháng và tuyên án: Đinh
Nguyên Kha 8 năm tù 3 năm quản chế, Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù 3 năm quản
chế.
Người Việt trong và ngoài nước đã phẫn nộ và xúc động trước một bản án quá nặng đối với hai sinh viên trẻ can trường và giầu lòng yêu nước, nhất là Nguyễn Phương Uyên, 21 chỉ vừa ra khỏi tuổi vị thành niên, chỉ vì các hoạt động thể hiện khát vọng tự do dân chủ và lòng yêu nước chống ngoại xâm. Cụ thể chỉ là cả hai cùng dán khẩu hiệu và rải truyền đơn trong vùng thành phố Sài gòn với nội dung:
Người Việt trong và ngoài nước đã phẫn nộ và xúc động trước một bản án quá nặng đối với hai sinh viên trẻ can trường và giầu lòng yêu nước, nhất là Nguyễn Phương Uyên, 21 chỉ vừa ra khỏi tuổi vị thành niên, chỉ vì các hoạt động thể hiện khát vọng tự do dân chủ và lòng yêu nước chống ngoại xâm. Cụ thể chỉ là cả hai cùng dán khẩu hiệu và rải truyền đơn trong vùng thành phố Sài gòn với nội dung:
- Đấu tranh cho tự do và
nhân quyền.
- Giải phóng dân tộc khỏi
ách cộng sản.
- Tố cáo Trung quốc xâm
phạm chủ quyền đất biển của Việt Nam.
Một vụ việc khác nữa là nhà cầm quyền
chế độ đương thời tại Việt Nam đã bỏ ngoài tai
mọi đòi hỏi, mọi hình thức áp lực trong cũng như ngoài nước của quốc dân
Việt Nam, các chính phủ dân chủ trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ và các tổ chức
bảo vệ nhân quyền quốc tế, liên quan đến cuộc tuyệt thực nhiều ngày qua trong
nhà tù của Luật sư Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vốn là con của nhà thơ Cù Huy Cận, lúc
sinh thời là một công thần của chế độ. Thế nhưng Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã dám từ
bỏ mọi ưu quyền đặc lợi có thể có từ chế
độ , chấp nhận bước vào con đường đấu tranh ôn hòa cho các quyền tự do, dân chủ
và chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng cho đất nước, chấp nhận cảnh tù đầy như hôm
nay.
Qua những hành động điển hình trên hai
bình diện pháp lý và thực tế trên đây cho thấy, đảng và nhà cầm quyền trong chế
độ độc tài đảng trị hiện nay tại Việt Nam quả đã coi thường nhân dân và thách
thức công luận quốc tế một cách trắng trợn
Vì
rằng, hơn ai hết, chính Đảng cầm quyền độc tôn hiện nay tại Việt Nam chẳng phải
không biết chủ nghĩa cộng sản (Mác-Lenin) đã ở vào giờ thứ 25 và làm gì có tư
tưởng Hồ Chí Minh (chỉ là sự vay mượn,
góp nhặt tư tưởng người khác…), nhưng vẫn dùng những thứ này làm nền tảng (giả tạo) cho Hiến pháp của chế độ (giả
hiệu). Vì rằng, những đảng viên lớn bé của đảng cầm quyền đều biết rõ thực chất
cũng như thực tế “làm gì còn có đảng viên và đảng Cộng sản” theo đúng lý tưởng
và lý luận Marxism-Leninism, nhưng vẫn cố bám lấy danh hiệu “Đảng viên cộng sản”
và bảng hiệu “Đảng
Cộng Sản”. ; cũng như làm gì có, thực tế cũng chưa bao giờ có chế độ
Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam, nhưng vẫn trương bảng hiệu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”
theo kiểu gian thương “treo đầu dê bán thịt chó”.
Trên
bình diện thực tế, dẫu biết rằng trấn áp, bắt bớ, kết án nặng nề những
người bất đồng chính kiến là không đúng, là sai quấy, là vi phạm các quyền tự
do, dân chủ, nhân sinh và nhân quyền, sẽ gây phản ứng chống đối khắp nơi trong
nhân dân và quốc tế, song đảng độc quyền và nhà cầm quyền độc tài vẫn làm và
mạnh bạo làm như thế.
Câu
hỏi được đặt ra là vì sao tập đoàn những kẻ cầm quyền tại Việt Nam đến giờ phút
này mà vẫn còn dám ngoan cố trên cả
hai bình diện pháp lý (Hiến pháp,
luật pháp…) duy trì, củng cố,bảo vệ
chế độ độc đảng, độc tài toàn trị, hoàn toàn mâu thuẫn giữa lý luận (chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản) và thực tiễn (kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa), trái với ý nguyên của nhân dân, đi ngược xú thế thời đại (toàn cầu hóa chính trị: dân chủ; kinh tế:
kinh tế thị trường tự do hóa) và như
thách thức công luận quốc tế đến như thế?
Câu
trả lời tổng quát: Là vì đảng cầm
quyền độc tôn (giả danh là đảng Cộng
sản Việt Nam) trong chế độ độc tài
toàn trị (giả hiệu Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam) luôn đặt quyền
lợi của một tập đoàn thống trị độc quyền lên trên hết (trên cả quyền lợi Tổ quốc và dân tộc). Mọi phản ứng chống lại từ phía nhân dân được đảng cầm quyền độc tôn
đánh giá là không cân sức, chưa đủ sức đe dọa đến sinh mạng chính trị của “Đảng
Ta”. Mọi áp lực từ quốc tế được đảng
cầm quyền độc tôn coi chỉ là phản ứng chiếu lệ, không ảnh hưởng đến quyền lợi thiết
thân của hàng ngũ chóp bu cầm quyền (dù
tai hại cho nhân dân, đất nước và dân tộc trước mắt cũng như lâu dài); nhất là chưa có tác dụng quyết định đến số
phận chung cuộc của tập đoàn thống trị độc quyền và chế độ độc tài toàn trị của
họ áp đặt, duy trì được hàng nửa Thế kỷ qua.
Sau đây là những căn cứ cho hành động coi
thường nhân dân, thách thức công luận quốc tế của đảng độc tôn và nhà cầm quyền độc tài toàn
trị hiện nay tại Việt Nam.
1.- Đối với nhân dân:
Về
chủ quan, sau nhiều năm bị áp chế bằng chế độ hộ khẩu,tem phiếu lương thực nắm
dạ dầy nhân dân(Thời cả nước tiến lên XHCN,
chế độ tem phiếu, bao cấp), bằng các công cụ trấn áp của “Nền chuyên chính
vô sản” (chính quyền, công an, quân đội,
tòa án, nhà tù, pháp trường…), cho đến bây giờ đảng cầm quyền độc tôn vẫn
nghĩ rằng sức mạnh của những công cụ ấy dù có suy giảm theo thời gian, nhưng
vẫn còn đủ sức trấn áp bất cứ sự phản kháng nào từ phía nhân dân, dám nghĩ và
làm trái với “Ý
Đảng”, dám đi ra ngoài định thức “ý đảng và ý dân phải là một” và hệ thống lãnh đạp kềm kẹp “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản
lý”
Về khách quan, sự ngoan cố của đảng
Cộng sản Việt Nam, phần nào chính là thấy thực tế có sự phân tán của các tổ
chức chống chế độ trong cũng như ngoài nước, các cuộc phản kháng của mọi tầng
lớp nhân dân trong nước vẫn chưa kết hợp thành lực lượng đối trọng được với
đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay khả dĩ làm thay đổi cán cân
lực lược đe doa đến sự tồn vong của đảng độc quyền và chế độ độc tài toàn trị.
Vì vậy, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tin
rằng còn khả năng trấn áp nhân dân, kéo dài thêm tuổi thọ cho chế độ thêm ngày
nào, tốt ngày ấy (dù họ cũng biết rằng
sớm muộncái gọi là đảng Cộng sản Việt
Nam cũng phải chấm dứt sự độc tôn, độc quyền thống trị và họ cũng đã nghĩ đến,
chuẩn bị thực hiện những phương án “hạ cánh an toàn tối ưu” cho bản thân, gia
đình của toàn đảng…)
2.-Đối với quốc tế:
Đảng cầm quyền độc tôn bao lâu nay vẫn coi
thường công luận quốc tế, vì như chúng tôi đã nhận định nhiều lần, vì họ biết
rõ công luận quốc tế quá lắm chỉ là những lời tố cáo,vạch trần,lên án suông mà
không có biện pháp chế tài hữu hiệu nào ảnh hưởng đến vị thế cầm quyền “Vững như bàn thạch” (!?!) của “Đảng Ta” và làm nguy hại đến quyền lợi
cá nhân, gia đình của tập đoàn cầm quyền.
Thế nhưng đảng cầm quyền độc tôn(Cộng sản Việt Nam)
bao lâu nay vẫn phải và chỉ quan tâm đến ý đồ này của cực cường Hoa Kỳ và đồng
minh: Khi nào vai trò công cụ chiến lược
trong vùng của đảng và chế độ độc tài toàn trị công sản tại Việt Nam
không còn thích dụng.
Nói cách khác, khi nào thì Hoa Kỳ và các đồng minh không
còn cần xử dụng đảng độc quyền và chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam làm công
cụ nữa, và tỏ ra thực tâm giúp cho nhân dân Việt Nam giành lại các quyền dân
chủ, nhân sinh và nhân quyền (bây giờ
vẫn còn là chiêu bài).Nghĩa là đảng Cộng sản Việt Nam phải và chỉ quan tâm
như thế là để có cách ứng xử kịp thời, phương án hạ cánh an toàn trước khi quá
muộn(như công cụ chiến lược một thời Việt
Nam Cộng Hòa trước năm 1975,vì thiếu tiên liệu, chuẩn bị kịp thời, nên đã bị
tiêu vong khi Hoa Kỳ và đông minh thay đổi chiến lược; hay như chính quyền của
chế độ Afghanistan hiện nay sẽ bị tiêu vong như Việt Nam Cộng Hòa nếu thiếu
chuẩn bị hay chuẩn bị không kịp sau khi Liên quân Hoa Kỳ và đồng minh rút quân).
Sở dĩ, đảng cầm quyền độc tôn và chế độ
độc tài toàn trị tại việt nam dám coi thường công luận quốc tế, nhưng lại quan
tâm đến ý đồ chiến lược của Hoa kỳ và đồng minh, là vì họ biết rõ Hoa Kỳ và đồng minh cần họ (làm công cụ chiến lược trong vùng) và họ cũng sẵn sàng làm công cụ vì thấy “đôi bên cùng có lợi”.
Đúng
ra, đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh mất cơ hội làm công cụ chiến lược trong vùng
sớm hơn, để có thể thủ lợi sớm hơn cho “Đảng
ta” và nhân dân Việt Nam cũng có cơ may tránh được những năm dài khổ ải vì
bị “Đảng” cưỡng ép“xây dựng chủ nghĩa
xã hội”,được sớm hưởng những năm tháng có tự do, dân chủ phần nào,
đất nước không suy đồi toàn diện và đã có điều kiện phát triển sớm hơn, nếu như
“Đảng Ta”
khôn ngoan hơn, nắm bắt lấy cơ hội thuận lợi mà Hoa Kỳ đã chủ động tạo ra chỉ
một vài năm sau khi chiến tranh Việt Nam Kết Thúc (như tài liệu giải mật sau này cho biết), thay vì phải đợi 20 năm
sau, cho đến năm 1995 (1975-1995) khi Hoa Kỳ quay lại,bãi bỏ cấm vận, thiết lập
quan hệ ngoại giao, chuyển đổi mỗi quan hệ từ đối phương thù nghịch qua “đối
tác” làm ăn.
Như vậy đến đây có thể tạm kết luận rằng: Sở dĩ nhà
cầm quyền độc tôn trong chế độ độc tài toàn trị ở Việt nam cho đến nay vẫn dám coi thường nhân dân, thách thức
công luật quốc tế, vẫn ngoan cố bám giữ quyền thống trị độc tôn, duy trì chế độ
nhất nguyên độc tài toàn trị, nguyên nhân sâu xa xuất phát từ mối quan tâm đến
diễn biến của ý đồ xử dụng “Đảng ta và chế độ ta làm công cụ chiến lược trong vùng” một thời của “Đế quốc Mỹ và đồng minh”.
Chính vì vậy, trên thực tế, đảng và nhà cầm
quyền cộng sản Việt Nam đã tỏ ra như không sợ dân, không sợ các lực lượng chống
chế độ trong và ngoài nước, coi thường công luận quốc tế,ngang nhiên củng cố,
duy trì quyền thống trị độc tôn, chế độ độc tài toàn trị.Trên bình diện pháp lý
duy trì độc quyền thống trị (Điều 4 HP)
và chế độ độc tài toàn trị (Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam giả hiệu) cũng như thực tế đã có những hành động đàn
áp, bắt bớ giam cầm, kết án nặng nề những người bất đồng chính kiến.
Thế nhưng đảng và cầm quyền cộng sản Việt Nam
lại phải quan tâm đến ý đồ xử dụng công cụ chiến lược trong vùng của Hoa Kỳ, để
ứng xử theo kiểu “Mềm nắn, rắn buông”.
Đồng thời cũng lên phương án “hạ cánh an toàn cho toàn Đảng ta” khi nắm bắt kịp
thời vai trò công cụ của mình chấm dứt vào lúc Hoa Kỳ và đồng minh đã thành đạt
ý đồ chiến lược trong vùng của mình (Tương
tự như Hoa Kỳ và đồng minh đã bỏ rơi VNCH sau khi thành đạt ý đồ chiến lược
trong vùng của thời kỳ Chiến Tranh Ý Thức Hệ).
Ý đồ Hoa Kỳ và đồng minh xử dụng đảng độc
tôn và chế độ độ độc tài toàn trị như công cụ chiến lược trong vùng để thành
đạt mục tiêu chiến lược gì, chúng tôi sẽ
có dịp trình bầy trong một đề tài khác.
Thiện Ý
Houston,
ngày 14 Tháng 6 Năm 2013
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.